Cú sốc tiếp theo với Trung Quốc: Samsung vừa chính thức ngừng sản xuất máy tính tại đây!

Samsung vừa quyết định rằng nhà máy ở Tô Châu sẽ hoàn toàn không lắp ráp và sản xuất máy tính nữa.

Theo thông tin từ tờ SCMP, nhà máy sản xuất máy tính ở nước ngoài cuối cùng của Samsung ở thành phố Tô Châu, Trung Quốc sẽ ngừng sản xuất hoàn toàn để tập trung vào nghiên cứu và phát triển.

Cụ thể, ngày hôm qua, gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc đã quyết định rằng nhà máy ở Tô Châu sẽ hoàn toàn không lắp ráp và sản xuất nữa "do sự cạnh tranh trên thị trường quá khốc liệt".

"Ngoại trừ những nhân viên làm việc trong mảng nghiên cứu và phát triển, tất cả những người khác sẽ bị ảnh hưởng", thông báo có đoạn.

Ở thời điểm đỉnh cao năm 2012, nhà máy này có 6.500 nhân viên. Tuy nhiên, những thay đổi mới nhất chỉ ảnh hưởng tới khoảng 1.700 nhân viên vốn có hợp đồng tới cuối năm 2019.

Cú sốc tiếp theo với Trung Quốc: Samsung vừa chính thức ngừng sản xuất máy tính tại đây! - Ảnh 1.

Việc chính thức xác nhận rằng nhà máy này sẽ ngừng sản xuất và thay vào đó tập trung cho nghiên cứu, phát triển, một phần bởi "những nỗ lực tiếp theo nhằm làm tăng hiệu quả trên khắp cơ sở sản xuất trên toàn cầu". Công ty cũng xác nhận rằng họ sẽ tạo cơ hội cho những nhân viên bị ảnh hưởng chuyển sang những nhà máy khác của Samsung.

Một người phát ngôn của khu công nghiệp nói rằng phòng lao động địa phương sẽ giúp những nhân viên bị ảnh hưởng tìm công việc mới trong khi đó vẫn khẳng định họ hiểu và ủng hộ quyết định của Samsung.

Nhà máy này được Samsung thành lập ở Tô Châu vào năm 2000, năm mà Trung Quốc gia nhập WTO với giá trị sản phẩm xuất ra nước ngoài năm 2012 đạt tổng cộng 4,3 tỷ USD.

Tuy nhiên sau khi không còn trong top 20 nhà xuất khẩu hàng đầu Trung Quốc vào năm 2012, nhà máy này liên tục sụt giảm sản lượng và họ đã đứng thứ 155 khi danh sách được công bố năm ngoái với giá trị sản phẩm xuất đi vào năm 2018 giảm xuống còn 1 tỷ USD.

Samsung đã đóng nhà máy sản xuất điện thoại thông minh cuối cùng ở Trung Quốc vào năm ngoái và chuyển sang Việt Nam – bước đi khiến nền kinh tế địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề.

Mặc dù vậy, tập đoàn Hàn Quốc vẫn có những nhà máy khác ở gồm nhà máy sản xuất màn hình LCD ở Tô Châu và gần đây họ mới mở nhà máy chip nhớ.

Điều đáng nói là việc tái cấu trúc hoạt động kinh doanh của Samsung cung cấp thêm nhiều bằng chứng cho thấy rằng Trung Quốc đang mất đi lợi thế nhanh chóng trong hoạt động lắp ráp và sản xuất khi chi phí lao động tăng và chuỗi cung ứng toàn cầu đang bị sụp đổ vì dịch Covid-19. Hơn nữa, xung đột kinh tế giữa Trung Quốc và Mỹ khiến thị trường xuất khẩu chủ chốt của Trung Quốc sụt giảm mạnh.

"Samsung không phải là doanh nghiệp nước ngoài cuối cùng đóng gói hành lý và rời đi khi mà Trung Quốc vẫn là cơ sở sản xuất và thị trường chính là Mỹ và châu Âu, nếu những thị trường này đóng cửa với hàng hóa Trung Quốc, chắc chắn sẽ có nhiều công ty nữa ra đi", một người bình luận trên mạng xã hội WeChat.

Một bình luận khác trên WeChat thu hút sự chú ý nói rằng: "Trung Quốc liệu có thể sống nếu thiếu phần còn lại của thế giới hay liệu phần còn lại của thế giới có thể sống thiếu Trung Quốc không?"

Theo Vân Đàm (Tổ quốc)

Bắc Ninh thu hút gần 2 tỷ USD vốn FDI trong quý 1/2025

Sáng 31/3, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội nghị trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 23 doanh nghiệp và 1 doanh nghiệp thỏa thuận đầu tư mở rộng dự án với tổng số vốn gần 1,1 tỷ USD.

Thu hút đầu tư nước ngoài khởi sắc

Không ngừng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, ba tháng đầu năm 2025, hai tỉnh: Bắc Ninh, Hà Nam và thành phố Hải Phòng tiếp tục thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường.

Tín hiệu khả quan từ thu hút FDI

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam trong tháng đầu tiên của năm 2025 đạt 4,33 tỷ USD; tăng 48,6% so với cùng kỳ năm trước.

Video