Công ty Hong Kong muốn rời Trung Quốc

Chuyển nơi sản xuất từ Trung Quốc về Hong Kong sẽ giúp các sản phẩm được dán nhãn “Made in Hong Kong” và tránh được thuế quan của Trump.

Lee Kam-hung, một doanh nhân Hong Kong cho biết, doanh nghiệp của ông khó "vô can" từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Ông lo ngại, cuộc chiến kéo dài có thể phá hoại tương lai của ngành công nghiệp điện tử Hong Kong.

Bất chấp tín hiệu có phần lạc quan từ thoả thuận thương mại đợt một vào tuần trước, cũng như Lee, nhiều doanh nhân khác đã chọn trở về Hong Kong, thành phố có nhiều lao động lành nghề và dịch vụ logistics tầm cỡ hàng đầu thế giới. Bằng cách củng cố năng lực sản xuất tại Hong Kong, các doanh nghiệp này có thể tránh được thuế quan áp dụng lên các mặt hàng Trung Quốc.

Khu vực cảng ở Hong Kong. Ảnh: Martin Chan/SCMP. 

Khu vực cảng ở Hong Kong. Ảnh: Martin Chan/SCMP. 

Công ty của Lee đang lên kế hoạch chuyển nhà máy sản xuất các sản phẩm cao cấp sử dụng trong trạm 5G và xe tự lái sang quận Tsuen Wan, Hong Kong. Còn mảng sản xuất tinh thể thạch anh được sử dụng trong các linh kiện điện tử và máy móc liên quan vẫn được đặt tại Trung Quốc.

"Công ty của chúng tôi kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ và không muốn bị giới hạn thị trường vì lý do chính trị. Bằng cách thiết lập nhà máy ở Hong Kong, chúng tôi muốn thể hiện sự trung lập về chính trị", ông Lee cho biết.

Danny Yick Ka-lei, Chủ tịch của công ty sản xuất đồ điện tử Computime cũng cho hay ông muốn xây dựng thương hiệu riêng và đẩy mạnh chuỗi cung ứng. Ông đang tìm hiểu để hợp tác với các công ty ở Malaysia, Thái Lan, Việt Nam và Phillippines với mục tiêu chuyển 30% sản lượng sản xuất đồ điện tử khỏi Trung Quốc.

Xuất khẩu Hong Kong đã tăng trưởng nhanh chóng trong hai thập kỷ nhờ nền kinh tế Trung Quốc phát triển và mối quan hệ khăng khít hơn giữa hai bên. Hầu hết, hàng xuất khẩu của Hong Kong là các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc. 19% mặt hàng tái xuất khẩu của Hong Kong sang Mỹ là các sản phẩm viễn thông, 18% là đồ trang sức, máy móc điện tử chiếm 17% và quần áo chiếm 12%.

Hong Kong trước nay được xem là bàn đạp cho việc xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ, tuy nhiên điều này có thể thay đổi khi căng thẳng thương mại leo thang, Alicia Garcia-Herrero, nhà kinh tế trưởng Châu Á - Thái Bình Dương tại Natixis cho biết.  

Thuế quan của Mỹ đối với Trung Quốc có thể ảnh hưởng tới 98% mặt hàng Hong Kong tái xuất khẩu sang Mỹ, theo Louis Chan, trợ lý kinh tế của Hội đồng phát triển thương mại Hong Kong. Vì vậy, các công ty Hong Kong sử dụng nhãn hiệu "Made in Hong Kong" nhằm thích nghi với chuỗi cung ứng toàn cầu đang thay đổi, chuyên gia này cho hay.

Theo SCMP

Bắc Ninh thu hút gần 2 tỷ USD vốn FDI trong quý 1/2025

Sáng 31/3, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội nghị trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 23 doanh nghiệp và 1 doanh nghiệp thỏa thuận đầu tư mở rộng dự án với tổng số vốn gần 1,1 tỷ USD.

Thu hút đầu tư nước ngoài khởi sắc

Không ngừng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, ba tháng đầu năm 2025, hai tỉnh: Bắc Ninh, Hà Nam và thành phố Hải Phòng tiếp tục thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường.

Tín hiệu khả quan từ thu hút FDI

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam trong tháng đầu tiên của năm 2025 đạt 4,33 tỷ USD; tăng 48,6% so với cùng kỳ năm trước.

Video