Công ty bảo hiểm VBI bẫy khách hàng?

Một câu hỏi đặt ra là tại sao trước khi ký hợp đồng bảo hiểm, VBI không "thò" cái bản quy tắc ra cho khách hàng xem? Chỉ đến khi rủi ro xảy ra, thì VBI mới chìa bản quy tắc.

Năm 2015, Công ty cổ phần Nam Việt, có trụ sở tại khối II, phố Cò, TX Sông Công, tỉnh Thái Nguyên, đã mua gói bảo hiểm “hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt” của Tổng Cty TNHH một thành viên Bảo hiểm Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (VBI) với số tiền 138 triệu đồng. Tổng tài sản được bảo hiểm là 140 tỷ đồng.

[caption id="attachment_22734" align="aligncenter" width="700"]Một góc nhà kho Cty cổ phần Nam Việt Một góc nhà kho Cty cổ phần Nam Việt[/caption]

Ngoài ra, Cty Nam Việt còn có một kho hàng được mua bảo hiểm của Bảo hiểm Quân đội (Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội).

"Ẩn số" bản quy tắc

Năm 2015, Cty Nam Việt đã 2 lần gặp rủi ro, đều do mưa lớn. Lần 1 xảy ra vào ngày 1/6/2015, nước mưa tràn vào làm hỏng nguyên liệu trong kho thuộc gói bảo hiểm của VBI, có giá trị 195 triệu, và làm hỏng nguyên liệu trong kho thuộc gói bảo hiểm Quân đội là 110 triệu đồng. Khi thiệt hại trên được báo với VBI, thì VBI chỉ chấp nhận đền bù cho Cty Nam Việt 32 triệu đồng, nhưng mãi đến tháng 12/2015 mới giải quyết, trong khi đó thì bảo hiểm Quân đội đã đền bù cho Cty 100% thiệt hại, và giải quyết rất nhanh.

Vụ rủi ro thứ hai xảy ra ngày 21/7/2015, cũng do mưa lớn, nước mưa tràn vào kho của Cty Nam Việt, gây thiệt hại nguyên liệu có giá trị 376 triệu đồng. Lần này, thì VBI đã căn cứ vào bản “Quy tắc bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt số 699/2014/QĐ-VB16 -phần thiệt hại vật chất (đính kèm hợp đồng bảo hiểm) ban hành ngày 20/8/2014” (gọi tắt là quy tắc) của VBI, để từ chối trách nhiệm bồi thường.

Nhưng theo lãnh đạo Cty Nam Việt, thì tuy trong dự thảo hợp đồng bảo hiểm có ghi là căn cứ theo bản quy tắc, nhưng thực tế Cty Nam Việt chưa hề được đọc bản quy tắc đó trước khi ký. Và bản quy tắc cũng không hề được đính kèm với hợp đồng. Chỉ do tin tưởng nên Cty Nam Việt đã ký hợp đồng đó. Căn cứ trên bản hợp đồng BH số 003.KDTN.HD.TS12.15.00436 đã được ký kết ngày 7/4/2015, có hiệu lực từ ngày 7/4/2015 đến 7/4/2016 giữa VBI và Cty Nam Việt. Căn cứ bản quy tắc bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt số 699/2014/QD-VBI16 do VBI ban hành ngày 20/8/2014, thì VBI phải có trách nhiệm bồi thường những thiệt hại trên cho Cty Nam Việt một cách thỏa đáng. Một câu hỏi đặt ra là tại sao trước khi ký hợp đồng bảo hiểm, VBI không "thò" cái bản quy tắc ra cho khách hàng xem? Chỉ đến khi rủi ro xảy ra, thì VBI mới chìa bản quy tắc, trong đó loại trừ rất nhiều trách nhiệm bồi thường của mình, đó ra. Làm như thế, chẳng khác gì VBI “bẫy” khách hàng.

Lỗi không ở Nam Việt

Trong bản quy tắc được vận dụng để từ chối trách nhiệm bồi thường, VBI đã căn cứ vào điểm 5, khoản G (giông và bão) và điểm 4 khoản H (giông, bão, lụt). Điểm 5 và điểm 4 của hai khoản G và H đều quy định như sau: “Do nước hay mưa ngoại trừ nước hay mưa tràn vào nhà qua các lỗ hổng của cấu trúc do tác động trực tiếp của giông, bão”.

Điều đó có nghĩa là nếu cấu trúc của nhà kho chứa hàng có những lỗ hổng, để nước hay mưa do dông, bão, lụt có thể tràn hay hắt vào qua các lỗ hổng đó gây hỏng hàng hóa hay các thiết bị khác được bảo hiểm, thì bên bán bảo hiểm không có nghĩa vụ bồi thường.

Thế nhưng trong công văn số 1068/CV-VBI3 đề ngày 25/12/2015 của VBI gửi Cty Nam Việt “về việc thông báo trách nhiệm hợp đồng bảo hiểm” do Phó Giám đốc VBI Nguyễn Ngọc Tú ký, trong phần nêu nguyên nhân tổn thất của Cty Nam Việt, lại ghi “Do mưa to, nước mưa không thoát kịp tràn vào kho hàng theo các hướng từ đường máng thoát nước trên mái nhà kho, ngập tràn vào nền nhà kho làm ướt hàng hóa trong kho”.

Rõ ràng là nguyên nhân này chẳng liên quan gì đến phần loại trừ trách nhiệm trong điểm 5, điểm 4 khoản G và H nêu trên cả. Đường máng thoát nước trên mái nhà kho không tạo thành các “lỗ hổng”. Nếu có, thì chỉ tạo thành những khe hở rất nhỏ. Khe hở hoàn toàn không phải là “lỗ hổng” như bản quy tắc đã ghi. Giữa chúng có định nghĩa khác nhau hoàn toàn. Mà đã có định nghĩa khác nhau thì không thể coi cái nọ là cái kia được. Trong phần nguyên nhân thiệt hại, VBI đã không chỉ ra được cấu trúc kho của Cty Nam Việt có bao nhiêu lỗ hổng? Ở những vị trí nào? Diện tích từng lỗ hổng là bao nhiêu? Và kèm theo đó là chứng cứ về việc nước mưa do giông đã hắt vào kho qua những lỗ hổng đó.

Việc làm đường máng thoát nước trên mái kho chứng tỏ Cty Nam Việt đã có ý thức bảo vệ hàng hóa của mình. Chỉ vì mưa quá to, đường máng không thoát kịp. Đó hoàn toàn là việc bất khả kháng, không thể loại trừ trách nhiệm bồi thường được.

Cần được bồi thường

Trong phần “diễn biến” rủi ro của biên bản giám định đề ngày 23/7/2015, do Công ty Giám định Độc lập Raco tiến hành, ghi “do mưa to gió lớn, nước mưa hắt vào kho, tràn từ máng thoát nước mái xuống và nước từ bên ngoài xưởng tràn vào kho làm ướt hàng hóa trong kho”.

Trong phần này, hàng hóa bị ướt, hỏng do nước từ bên ngoài xưởng tràn vào (trong công văn số 1068/CV-VBI3 nói trên, VBI đã cố ý bỏ nguyên nhân này ra ngoài), không phải là nguyên nhân loại trừ trách nhiệm bảo hiểm rồi.

Nước mưa tràn từ máng nước xuống, thì như chúng tôi đã phân tích ở trên, cũng không phải là nguyên nhân loại trừ trách nhiệm bồi thường của VBI. Còn “nước mưa hắt vào kho”, là hắt từ đâu? Từ những lỗ hổng nào? Diện tích mỗi lỗ hổng là bao nhiêu? Raco cũng không chỉ ra được.

Qua những phân tích ở trên, có thể thấy, việc rủi ro của Cty Nam Việt là có thật. Có nguyên nhân trực tiếp từ mưa to gió lớn. Và việc thiệt hại này hoàn toàn nằm ngoài những khoản loại trừ trách nhiệm bồi thường của VBI, do VBI đưa ra.

Căn cứ trên bản hợp đồng BH số 003.KDTN.HD.TS12.15.00436 đã được ký kết ngày 7/4/2015, có hiệu lực từ ngày 7/4/2015 đến 7/4/2016 giữa VBI và Cty Nam Việt. Căn cứ bản quy tắc bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt số 699/2014/QD-VBI16 do VBI ban hành ngày 20/8/2014, thì VBI phải có trách nhiệm bồi thường những thiệt hại trên cho Cty Nam Việt một cách thỏa đáng.

Theo báo Nông Nghiệp

Tags:

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video