Con chip ế ẩm, tồn kho chip của Hàn Quốc tăng mạnh nhất gần 3 thập kỷ

Tồn kho chip tháng 1 của Hàn Quốc đã tăng 28% so với tháng trước đó, mức tăng lớn nhất kể từ tháng 2/1996. So với một năm trước, lượng tồn kho tăng 39,5%...
Lượng chip xuất xưởng của nước này trong tháng 1 đã giảm 25,8% - Ảnh: Getty Images
Lượng chip xuất xưởng của nước này trong tháng 1 đã giảm 25,8% - Ảnh: Getty Images

Theo số liệu được cơ quan thống kê Hàn Quốc công bố ngày 2/3, tồn kho chip tháng 1 của nước này đã tăng với tốc độ nhanh nhất trong 27 năm qua. Điều này cho thấy sự suy thoái của ngành công nghệ đang kéo theo thăng trưởng của nền kinh tế quốc gia châu Á.

Tồn kho chip tháng 1 của Hàn Quốc đã tăng 28% so với tháng trước đó, mức tăng lớn nhất kể từ tháng 2/1996. So với một năm trước, lượng tồn kho tăng 39,5%.

Cũng theo số liệu của cơ quan thống kê Hàn Quốc, lượng chip xuất xưởng của nước này trong tháng 1 đã giảm 25,8%, trong khi sản lượng chip giảm 5,7% so với tháng trước đó, do giá giảm sâu.

Theo Bloomberg, ngành chip là một động lực tăng trưởng lớn của nền kinh tế vốn phụ thuộc vào thương mại của Hàn Quốc. Ngành này đóng góp khoảng 12% tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu trong tháng trước. Do nhu cầu chip toàn cầu suy yếu, kinh tế Hàn Quốc đã suy giảm trong quý cuối năm 2022. Quý hiện tại cũng được dự báo sẽ đối mặt nhiều khách thức khi hoạt động xuất khẩu tiếp tục ảm đạm hơn nữa.

Theo các nhà phân tích, triển vọng phục hồi ngành chip đang bị “phủ mây đen” khi các ngân hàng trung ương trên toàn cầu phát tín hiệu tiếp tục tăng lãi suất trong thời gian lâu hơn và căng thẳng địa chính trị vẫn tiếp tục leo thang. Hàn Quốc đang chịu áp lực từ Mỹ để giảm sự phụ thuộc của nước này vào Trung Quốc trong việc bán và sản xuất chip. Điều này có thể tạo gánh nặng lớn lên ngành công nghệ của Hàn Quốc.

Năm 2022, hoạt động kinh doanh của các công ty con về chip của Samsung Electronics và SK Hynix tại Trung Quốc bị ảnh hưởng đáng kể do các biện pháp cấm vận của Mỹ nhằm vào Bắc Kinh, cũng như ảnh hưởng của các biện pháp phòng chống dịch Covid-19. 

Theo báo cáo kiểm toán của Samsung Electronics, doanh thu năm 2022 của Shanghai Samsung Semiconductor (SSS), công ty bán con chip và màn hình tại Trung Quốc, đạt 21.370 tỷ Won, giảm gần 10.000 tỷ won so với năm 2021. Trong khi đó, Samsung China Semiconductor (SCS) - một công ty con khác của Samsung chủ yếu sản xuất chip NAND tại Tây An, Thiểm Tây, Trung Quốc, ghi nhận lợi nhuận ròng 633,8 tỷ Won trong năm 2022, giảm gần 1/3 so với năm 2021. 

Tình trạng tương tự cũng xảy ra với công ty con về chip Wuxi của SK Hynix tại Trung Quốc. Doanh thu năm 2022 của Wuxi - công ty có một nhà máy DRAM ở Trung Quốc - đạt 9.524,2 tỷ Won, giảm 26,4% so với năm trước đó. Côhơn 460 tỷ Won trong năm ngoái.

Trước tình hình đó, Gần đây, Chính phủ Mỹ thông báo sẽ đặt ra “giới hạn công nghệ” để ngăn các công ty chip Hàn Quốc sản xuất con chip công nghệ cao tại các nhà máy của họ ở Trung Quốc. Điều này đặt ngành công nghiệp bán dẫn Hàn Quốc vào tình trạng báo động đỏ.

“Rất có thể quy định sẽ áp dụng một mức giới hạn về cấp độ công nghệ của con chip mà các nhà sản xuất chip có thể sản xuất ở Trung Quốc”, ông Alan F. Estevez, Bộ trưởng Thương mại Mỹ về công nghiệp và an ninh, trả lời khi được hỏi điều gì sẽ xảy ra sau khi thời gian gia hạn về miễn kiểm soát xuất khẩu kéo dài 1 năm được cấp cho Samsung và SK Hynix.

Phát biểu của ông Estevez được đưa ra tại Diễn đàn An ninh Kinh tế Hàn-Mỹ do Hiệp hội Hàn Quốc (KF) và Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tổ chức tại Washington, D.C. ngày 23/2.

Phát biểu của vị quan chức Mỹ ngụ ý rằng các nhà sản xuất chip sẽ không được phép sản xuất các sản phẩm công nghệ cao vượt quá một mức công nghệ nhất định ở Trung Quốc. Nếu biện pháp này được thực hiện, các nhà sản xuất chip Hàn Quốc sẽ gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất ở Trung Quốc. Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư bổ sung và mở rộng hoạt động cũng sẽ bị ảnh hưởng bất lợi.

Theo Đức Anh (VnEconomy)

Bắc Ninh thu hút gần 2 tỷ USD vốn FDI trong quý 1/2025

Sáng 31/3, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội nghị trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 23 doanh nghiệp và 1 doanh nghiệp thỏa thuận đầu tư mở rộng dự án với tổng số vốn gần 1,1 tỷ USD.

Thu hút đầu tư nước ngoài khởi sắc

Không ngừng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, ba tháng đầu năm 2025, hai tỉnh: Bắc Ninh, Hà Nam và thành phố Hải Phòng tiếp tục thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường.

Tín hiệu khả quan từ thu hút FDI

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam trong tháng đầu tiên của năm 2025 đạt 4,33 tỷ USD; tăng 48,6% so với cùng kỳ năm trước.

Video