Cơ hội nào từ FTA?

“Một con số đáng xấu hổ với ngành công nghiệp hỗ trợ khi doanh nghiệp chỉ chiếm 0,3% trong tổng số nửa triệu doanh nghiệp, không thể có công nghiệp bền vững dựa trên con số này”, GS TS Phan Đăng Tuất, Vụ trưởng – Thường trực Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp bức xúc.

[caption id="attachment_15940" align="aligncenter" width="588"]Để CNHT Việt Nam phát triển trong bối cảnh hội nhập, cần tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa doanh nghiệp FDI và DN nội địa Để CNHT Việt Nam phát triển trong bối cảnh hội nhập, cần tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa doanh nghiệp FDI và DN nội địa[/caption]

Tại Diễn đàn phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam trong bối cảnh các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, Ông Hoàng Quốc Vượng – Thứ trưởng Bộ Công Thương cho rằng: Phát triển công nghiệp hỗ trợ có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của mỗi quốc gia, đặc biệt đối với những quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

Không thể công nghiệp hóa bằng lắp ráp và gia công

Theo Viện Nghiên cứu chiến lược, Chính sách công nghiệp, cùng với những cơ hội trên,vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục đổ vào Việt Nam và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH diễn ra mạnh mẽ đã góp phần thúc đẩy các ngành công nghiệp nói chung và hoạt động xuất khẩu sản phẩm công nghiệp có thế mạnh nói riêng.

Tuy nhiên, GS Tuất cho biết, đến nay Việt Nam mới chỉ có 1.383 DN làm CNHT trên 3 nhóm ngành: cơ khí, điện tử, nhựa cao su. Số doanh nghiệp CNHT chỉ chiếm 0,3% trong tổng số 500.000 doanh nghiệp. “Một con số đáng xấu hổ với ngành công nghiệp hỗ trợ, không thể có công nghiệp bền vững dựa trên con số này”, ông Tuất nhấn mạnh.

Ông Tuất cho rằng, không thể công nghiệp hóa mà chỉ lắp ráp và đi làm gia công. Do đó, Nhà nước cần phải coi CNHT là quốc sách sống còn cho sự phát triển bền vững.

Với tỷ lệ DN CNHT quá ít như vậy ông Tuất cho rằng không đủ để làm nguồn lực. Còn những doanh nghiệp đang tồn tại lại không tiếp cận được với chuỗi giá trị toàn cầu. Họ là những con người đã lớn, được giáo dục theo kiểu cũ, thấm nhuần phong cách cũ. Chính vì thế quyết sách bây giờ là tạo dựng nên những doanh nghiệp mới, như cách nói của ông là “cho ra đời những đứa bé công nghiệp hỗ trợ” bởi các doanh nghiệp mới thuần khiết hơn, thông minh hơn, trắng trơn hơn, có cơ hội hơn khi tham gia chuỗi giá trị.

Ông Atsusuke Kawada – Trưởng VP Đại diện, Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản tại Hà Nội cho biết, mặc dù Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản đã có những nỗ lực trong kết nối, song tỉ lệ mua linh phụ kiện tại chỗ (nội địa hóa) vẫn thấp.

Theo báo cáo điều tra của JETRO, tình hình mua linh phụ kiện tại chỗ của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam năm 2015 là 32.1%, nếu so với kết quả điều tra của năm 2010 là 22.4% thì có tăng 10%. Tuy nhiên, nếu so với kết quả điều tra của năm trước là 33.2% thì hoàn toàn không tăng.

Nếu so tỉ lệ nội địa hóa của doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại các nước lân cận như Trung Quốc là 64.7%, Thái Lan là 55.5%, Indonesia là 40.5%, Malaysia là 36.0% thì tỉ lệ nội địa hóa của Việt Nam là rất thấp. Tiếp nữa, mặc dù nói tỉ lệ nội địa hóa là 32.1% nhưng trong đó, phần trăm mua từ các doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam là 45.1%, từ doanh nghiệp Việt Nam là 41.2%, và phần còn lại 13.7% là mua từ các doanh nghiệp nước khác…. Nếu tính phần trăm mua từ các doanh nghiệp Việt Nam với tỉ lệ nội địa 32.1% thì thực chất tỉ lệ nội địa từ các doanh nghiệp Việt Nam chỉ không quá 13.2%.

Ông Atsusuke Kawada cho rằng việc nuôi dưỡng nghành công nghiệp hỗ trợ của các sản phẩm điện gia dụng, máy móc văn phòng và ngành công nghiệp linh kiện ô tô là rất quan trọng. Liên quan đến ô tô và các nghành sản xuất linh phụ kiện liên quan thì để mở rộng qui mô sản xuất ô tô tại Việt Nam cần thiết phải tăng qui mô sản xuất của các hãng linh phụ kiện liên quan. Nếu không trông chờ được vào điều này thì việc sản xuất linh phụ kiện ô tô với giá thành thấp là rất khó khăn và tôi nghĩ là không dễ dàng để phát triển được nghành công nghiệp hỗ trợ có liên quan đến các linh phụ kiện cho ô tô.

Rất nhiều các hãng sản xuất lớn của Nhật Bản thì hoàn toàn trông cậy vào việc nhập khẩu linh phụ kiện từ khu vực Trung Quốc. Tôi nghĩ là Chính phủ Việt Nam cần dồn sự chú tâm vào việc nuôi dưỡng các doanh nghiệp Việt Nam để có thể sản xuất được những linh phụ kiện thay cho việc phải nhập khẩu chúng từ Trung Quốc”, ông Atsusuke Kawada khuyến nghị.

Ông Lê Thanh Thủy – GĐ Cty TNHH Công nghiệp Trí Cường cho rằng, khó khăn lớn nhất của DN để tham gia vào CNHT là vốn đầu tư và công nghệ, trình độ cao trong khi những điều này đang thiếu ở Việt Nam.

Cùng chung quan điểm, ông Nguyễn Xuân Huy, Giám đốc Cty VPMS, cho rằng hiện Việt Nam đang thiếu những doanh nghiệp thực hiện một số nguyên công do công nghệ phức tạp và khó hoàn vốn, dẫn đến không thực hiện được đơn hàng hoặc thực hiện với giá thành cao.

Giải pháp nào để phát triển?

Trước những khó khăn như vậy nhưng GS TS Tuất vẫn nhận định, đây là thời điểm vàng, chín muồi để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Nhà nước cần tạo những nguồn tín dụng phối hợp với các lồng ươm doanh nghiệp, cụm công nghiệp để sinh sản ra những doanh nghiệp CNHT mới.

Sau khi hình thành các “lồng ấp” doanh nghiệp sẽ mời các chuyên gia, các hãng, các nhà cung cấp tương lai vào đào tạo, hỗ trợ tại chỗ để tạo sự kết nối. Và khi thành công thì các đối tác này cũng chính là đơn vị sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp CNHT.

Theo GS Tuất, Thái Lan bước vào công nghiệp hỗ trợ bằng chi tiết nhựa và đến nay họ đã thành công. Ông cho rằng các đề án, chính sách nên ưu tiên công nghiệp nhựa, chi tiết linh kiện nhựa và linh kiện cơ khí bởi nó phù hợp với điều kiện kinh tế, khoa học, trình độ của đất nước.

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Thủy cho rằng, các doanh nghiệp cần mạnh dạn đầu tư về công nghệ và thiết bị nâng cao năng lực quản lý, khi năng lực của doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu của khách hàng thì hãy tiếp cận và làm việc với khách hàng, tránh trường hợp nóng vội sẽ làm mất uy tín với khách hàng.

Bên cạnh những sự chủ động từ phía các doanh nghiệp, chính phủ cần quan tâm và có những chính sách cho lĩnh vực CNHT, những ưu đãi phải thực hiện đúng và hiệu quả, có tính khả thi cho việc áp dụng vào thực tế. Đặc biệt, cần có chính sách cho ngành giáo dục, tăng cường đào tạo nghề vì nguồn lao động có chuyên môn và tay nghề rất hiếm, hiện tại có vấn đề cạnh tranh trong vấn đề tuyển dụng lao động giữa doanh nghiệp VN và doanh nghiệp FDI.

Ông Atsusuke Kawada – Trưởng VP Đại diện tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản tại Hà Nội cũng cho rằng, để CNHT Việt Nam phát triển trong bối cảnh hội nhập, cần tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa. Nên có quy định tối giản về pháp luật trong kinh doanh cho doanh nghiệp SME. Ngoài ra, tháo gỡ những bất cập về chính sách thuế trong bối cảnh hội nhập, loại bỏ những quy định gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp…

Ông Nguyễn Xuân Huy cũng đề xuất cần xây dựng các chuẩn doanh nghiệp hỗ trợ để tập trung bồi dưỡng các doanh nghiệp gần đạt chuẩn một cách có hiệu quả, tránh việc hỗ trợ tràn lan. TS. Lê Xuân Sang – Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam: Ngành CNHT có vai trò tạo ra giá trị tăng cao hơn nhất là cho các nước đang phát triển, tạo điều kiện chuyên môn hóa sản xuất, cũng là phương thức quan trọng tham gia vào chuỗi sản xuất, giá trị toàn cầu. Đây cũng là nhân tố quan trọng thu hút FDI, thu hút khuyến khích công nghệ cao, tay nghề giỏi, tạo nền tảng hình thành, phát triển các cụm liên kết ngành”. Cơ hội lớn giành cho Việt Nam, chỉ có điều các

Doanh nghiệp của chúng ta sẽ tận dụng được đến đâu?

Theo tính toán của tôi, đến năm 2020, chúng ta sẽ có khoảng 5.000 doanh nghiệp  công nghiệp hỗ trợ và đến năm 2025, số lượng sẽ tăng lên mức 10.000- 20.000 doanh nghiệp. Lúc đó ta mới có thể có ngành công nghiệp hỗ trợ”, ông Tuất kỳ vọng.

Theo DĐDN

Tags:

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video