Có gốc hoàn toàn Trung Quốc, sao Miniso lại xưng là "đại gia bán lẻ Nhật Bản"?
Thương hiệu "Trung Quốc - Nhật Bản" Miniso mới chuẩn bị vào Việt Nam đã dấy lên nghi vấn từ phía người dùng khi không rõ đây là thương hiệu Nhật Bản thực sự hay là thương hiệu Trung Quốc "đội lốt".
2013 Ye Guofu chuyển đổi hệ thống cửa hàng AIYAYA thành thương hiệu hoàn toàn mới: “MINISO”. Bằng việc ký kết với nhà thiết kế Miyake Jyunya thương hiệu Miniso có xuất xứ và thiết kế: Japan (AIYAYA sau này hợp tác với Hàn Quốc và đổi thương hiệu thành Aiyaya House của Hàn Quốc)
Miniso cho rằng, với việc hợp tác, thương hiệu này đã “kế thừa” các điểm mạnh của 3 thương hiệu nổi tiếng Nhật Bản đó là Uniqlo (Phong cách thiết kế chuỗi bán lẻ), Muji (cách tạo ra sản phẩm với giá thành hợp lý và thiết kế tối ưu), Daiso (phong cách thiết kế bao bì sản phẩm) bước đầu tạo thành hiện tượng tại Trung Quốc.
Trong một bài trả lời phỏng vấn tờ thời báo Macao, Dương Kiều, quản lý của Miniso tại Avenida da Praia Grande, Macao, cho rằng, việc Miniso ít cửa hàng tại Nhật Bản không phải vì Miniso là "hàng nhái Nhật", mà do các đối thủ cạnh tranh khác đang quá mạnh, chẳng hạn như chuỗi cửa hàng đống giá 100 yên Daiso.
"Người Nhật thích tới Daiso hơn. Nó cũng giống như trường hợp của McDonald's và KFC tại Mỹ. Mọi người thường chỉ thích đến một nơi hơn. Với trường hợp của Miniso, chúng tôi giống như KFC vậy", Kiều cho biết.
Tuy nhiên, lý giải của Kiều chưa đủ để thuyết phục người khách hàng. Những bức hình chụp lại sản phẩm của Miniso cho thấy tiếng Nhật in trên sản phẩm tại được sử dụng rất kỳ lạ khi kết hợp với nhiều bộ chữ khác nhau.
Quay lại với Kiều, anh cho rằng việc Miniso ít nổi tiếng tại Nhật Bản nhưng lại thịnh hành tại Trung Quốc bởi "các sản phẩm Nhật được ưa chuộng hơn vì made in Japan đồng nghĩa với chất lượng cao".
Trong khi đó, giám đốc thiết kế Miyake Junya thì trả lời Straits Times rằng thật "hài hước" khi thành công vượt bậc của Miniso tại Trung Quốc đã bao trùm toàn bộ công việc kinh doanh tại Nhật Bản.
"Tôi luôn mong Miniso sẽ thành công hơn tại Nhật, nhưng tôi cũng cảm thấy thích thú khi được chia sẻ những triết lý thiết kế của người Nhật ra toàn thế giới", ông nói.