Citigroup đưa ra giải thích mới về sự cố hi hữu chuyển nhầm 900 triệu USD, các chủ nợ vẫn "từ chối hiểu"

Vì nhân viên chọn sai lệnh trên phần mềm mà Citigroup đã thiệt hại hàng trăm triệu USD.

Citigroup đưa ra giải thích mới về sự cố hi hữu chuyển nhầm 900 triệu USD, các chủ nợ vẫn "từ chối hiểu"

Citigroup vừa đưa ra lời giải thích mới nhất cho sự cố hi hữu chuyển nhầm 900 triệu USD cho các chủ nợ của hãng mỹ phẩm đang kiệt quệ Revlon: sai sót do con người.

Hôm qua (24/8), ngân hàng này cho biết lỗi xảy ra trong quá trình nâng cấp hệ thống quản lý nợ mà ngân hàng đang thực hiện sau khi rà soát lại hệ thống trong năm ngoái. 1 nhân viên đã nhầm lẫn và không chọn đúng khi thao tác bằng tay trên phần mềm, dẫn đến sự cố.

Revlon đang sử dụng dịch vụ quản lý nợ mà theo đó Citigroup sẽ có nhiệm vụ thu tiền từ công ty và sau đó phân phối lại cho các chủ nợ cũng như cung cấp các dịch vụ quản lý nợ khác. 

Citigroup cho biết khoản vay từ năm 2016 của Revlon có điều khoản cho phép một số chủ nợ bán lại một phần hoặc toàn bộ khoản vay cho Revlon. Khi 1 khoản vay được mua lại, nhân viên của Citigroup sẽ phải điều chỉnh bằng tay tỷ lệ nắm giữ nợ của các chủ nợ còn lại. Và trong trường hợp này người nhân viên đã chọn sai lệnh, khiến cho khoản vay được hoàn trả cả gốc lẫn lãi. Từ dự định ban đầu là thay mặt Revlon trả lãi, lỗi sai đã khiến Citigroup chuyển đi số tiền lớn gấp 100 lần và đó lại là tiền của chính Citigroup chứ không phải Revlon.

Citigroup cho biết "không may là quá trình kiểm tra (cũng bằng tay chứ không phải tự động) thao tác này cũng không thể phát hiện ra lỗi". Ngân hàng thừa nhận đây là lỗi không thể chấp nhận được.

Sau khi phát hiện sự cố, Citigroup ngay lập tức thu hồi số tiền nhưng mới chỉ nhận về chưa được một nửa con số 900 triệu USD. Suốt nhiều năm qua Revlon đã tranh cãi với các chủ nợ vì những khoản vay vào năm 2016 gồm cả Brigade Capital Management, HPS Investment Partner và Symphony Asset Management. Một số chủ nợ từ chối trả lại tiền, cho rằng Revlon đã phá sản và đó là số tiền họ xứng đáng được nhận lại, dẫn đến Citigroup phải cầu cứu tòa án.

Theo Trí thức trẻ

Bắc Ninh thu hút gần 2 tỷ USD vốn FDI trong quý 1/2025

Sáng 31/3, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội nghị trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 23 doanh nghiệp và 1 doanh nghiệp thỏa thuận đầu tư mở rộng dự án với tổng số vốn gần 1,1 tỷ USD.

Thu hút đầu tư nước ngoài khởi sắc

Không ngừng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, ba tháng đầu năm 2025, hai tỉnh: Bắc Ninh, Hà Nam và thành phố Hải Phòng tiếp tục thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường.

Tín hiệu khả quan từ thu hút FDI

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam trong tháng đầu tiên của năm 2025 đạt 4,33 tỷ USD; tăng 48,6% so với cùng kỳ năm trước.

Video