Chuyên gia cảnh báo COVID-19 sẽ không bao giờ thành bệnh đặc hữu

COVID-19 sẽ không bao giờ trở thành bệnh đặc hữu và sẽ luôn hoạt động như một loại virus gây bệnh dịch, một chuyên gia về an toàn sinh học Australia cảnh báo.
Điểm xét nghiệm nhanh COVID-19 ở Mátxcơva, Nga. Ảnh: AFP
Điểm xét nghiệm nhanh COVID-19 ở Mátxcơva, Nga. Ảnh: AFP

Bà Raina MacIntyre, giáo sư về an toàn sinh học toàn cầu tại Đại học New South Wales ở Sydney, Australia, chia sẻ với CNBC rằng, dù bệnh đặc hữu có thể xảy ra với số lượng rất lớn nhưng số ca không thay đổi nhanh như đã ghi nhận ở virus Corona. 

“Nếu số ca thay đổi với một căn bệnh đặc hữu, thì điều đó sẽ diễn ra từ từ, thường là trong nhiều năm. Ngược lại, dịch bệnh tăng số ca bệnh nhanh chóng trong khoảng thời gian vài ngày đến vài tuần” - bà chỉ ra. 

Các nhà khoa học sử dụng một phương trình toán học, được gọi là R0, để đánh giá mức độ lây lan nhanh chóng của một căn bệnh. R0 cho biết có bao nhiêu người sẽ lây bệnh từ một người bị nhiễm bệnh. Các chuyên gia tại Đại học Imperial College London ước tính, R0 của biến thể Omicron có thể cao hơn 3.

Nếu R0 của bệnh lớn hơn 1, tốc độ phát triển theo cấp số nhân, có nghĩa là virus đang trở nên phổ biến hơn và các điều kiện cho dịch bệnh đang hiện hữu, bà MacIntyre nhấn mạnh. 

Bà lưu ý, mục tiêu sức khỏe cộng đồng là giữ cho R0, với các biện pháp can thiệp như vaccine, khẩu trang hoặc các biện pháp giảm nhẹ khác, ở mức dưới 1. “Nhưng nếu R0 cao hơn 1, chúng ta thường thấy các đợt dịch tái bùng phát với các bệnh dịch lây truyền qua đường hô hấp” - chuyên gia MacIntyre nói. 

Giáo sư về an toàn sinh học toàn cầu người Australia chỉ ra, đây là mô hình đã ghi nhận ở bệnh đậu mùa trong nhiều thế kỷ và vẫn thấy ở bệnh sởi và cúm. Đây cũng là mô hình đang diễn ra với COVID-19 với 4 làn sóng lớn trong 2 năm qua.

“COVID-19 sẽ không biến chuyển một cách kỳ diệu thành bệnh truyền nhiễm đặc hữu như sốt rét. Nó sẽ tiếp tục gây ra các làn sóng dịch bệnh, được thúc đẩy bởi khả năng miễn dịch mà vaccine mang lại suy giảm, các biến thể mới thoát khỏi sự bảo vệ của vaccine, những người chưa tiêm vaccine, sinh sôi và di cư" - bà MacIntyre nói. 

Do đó, thế giới cần có chiến lược bổ sung vaccine và tạo môi trường thông thoáng để giữ R0 dưới 1 và qua đó chung sống với COVID-19 mà không gây ảnh hưởng lớn đến xã hội. Chuyên gia MacIntyre đồng thời cảnh báo sẽ có nhiều biến thể hơn. 

Tuần trước, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng cảnh báo rằng biến thể tiếp theo của COVID-19 thậm chí còn dễ lây lan hơn Omicron.

Global Biosecurity, tài khoản Twitter đại diện cho tập thể các phòng nghiên cứu của Đại học New South Wales về các bệnh dịch, đại dịch và dịch tễ học, lập luận năm 2021 rằng: "COVID-19 sẽ không bao giờ là bệnh đặc hữu. Nó là một bệnh dịch và sẽ luôn như vậy. Điều này có nghĩa là nó sẽ tìm thấy những người chưa tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ và lây lan nhanh chóng trong những nhóm đó". 

Theo Thanh Hà (Lao Động)

Bắc Ninh thu hút gần 2 tỷ USD vốn FDI trong quý 1/2025

Sáng 31/3, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội nghị trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 23 doanh nghiệp và 1 doanh nghiệp thỏa thuận đầu tư mở rộng dự án với tổng số vốn gần 1,1 tỷ USD.

Thu hút đầu tư nước ngoài khởi sắc

Không ngừng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, ba tháng đầu năm 2025, hai tỉnh: Bắc Ninh, Hà Nam và thành phố Hải Phòng tiếp tục thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường.

Tín hiệu khả quan từ thu hút FDI

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam trong tháng đầu tiên của năm 2025 đạt 4,33 tỷ USD; tăng 48,6% so với cùng kỳ năm trước.

Video