Chuyên gia ADB: Việt Nam phải mất đến 1 thập kỷ để giảm lệ thuộc vốn ngoại
Theo chuyên gia ông Aaron Batten- Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Việt Nam đang phụ thuộc nhiều vào vốn nước ngoài và kiều hối, đồng thời phải đối mặt với việc 2 rủi ro chính sách lớn.
[caption id="attachment_69632" align="aligncenter" width="600"]
Lệ thuộc vốn đầu tư ngoại
Theo ông Aaron Batten cho rằng sự tăng trưởng của kinh tế Việt Nam đã phụ thuộc nhiều vào các nguồn vốn từ nước ngoài và kiều hối. Thực tế diễn ra trong thời gian qua cũng cho thấy đầu tư trực tiếp nước ngoài và các lĩnh vực sản xuất định hướng xuất khẩu dẫn dắt sự tăng trưởng kinh tế.
“Việc chuyển sang dựa vào kinh tế trong nước có thể được thực hiện nhưng không thể diễn ra nhanh vì Việt Nam mới chỉ mở cửa đón nhận vốn ngoại trong khoảng 10 năm trở lại đây. Theo chúng tôi, phải mất khoảng1 thập kỷ nữa VN mới giảm bớt sự lệ thuộc vào nguồn vốn từ nước ngoài”, ông Aaron Batten nói.
[caption id="attachment_69630" align="aligncenter" width="600"]
Trong khi đó, đa số DN Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa, cũng gặp khó khăn trong tiếp cận vốn vì những yêu cầu quá cao về thế chấp tài sản. Bên đi vay cũng buộc phải đáp ứng tiêu chuẩn cao về hệ thống kế toán.
Chuyên gia kinh tế của ADB tin rằng mục tiêu tăng trưởng tín dụng 22% trong năm 2017 sẽ đạt được, sau khi Ngân hàng Nhà nước ban hành chính sách nới lỏng tiền tệ vào tháng 7.
“Mục tiêu có thể đạt được nhưng cái quan trọng hơn là chất lượng cho vay chứ không phải là số lượng cho vay. Tiền cho vay đi ra từ khu vực ngân hàng sẽ được đưa vào những ngành nào trong nền kinh tế. Bởi nếu không kiểm soát, tiền sẽ đổ vào những bong bóng tài sản và gây rủi ro cho nền kinh tế” - ông Aaron Batten phân tích.
Thách thức phải đối mặt
Do đó, ông Aaron Batten nhận định, Việt Nam đang phải đối mặt với 2 rủi ro chính sách lớn. Một là, việc giảm thâm hụt ngân sách chỉ đến từ giảm chi xây dựng cơ bản còn chi thường xuyên vẫn tăng mạnh.
“Chi thường xuyên danh nghĩa đã tăng gấp đôi kể từ năm 2010 do tăng chi lương cơ bản cùng với y tế, giáo dục. Trong khi đó, tỷ trọng chi xây dựng cơ bản giảm. Các khoản chi xây dựng cơ bản danh nghĩa ở mức ít thay đổi trong 5 năm qua. Kết quả là tỷ trọng chi xây dựng cơ bản trong tổng chi ngân sách giảm từ 30% (năm 2011) xuống 16% (trong nửa đầu năm 2017. Việc này không có ảnh hưởng lớn trong ngắn hạn nhưng nó làm giảm tính bền vững của tăng trưởng trong dài hạn”, ông Batten nói.
[caption id="attachment_69631" align="aligncenter" width="600"]
Hai là, sau một thời gian thắt chặt, chính sách tiền tệ đã bắt đầu được nới lỏng (cắt giảm lãi suất, tăng tín dụng cao, lãi suất thấp kỉ lục trong 2 năm qua). Việc nới lỏng này có thể thúc đẩy tăng trưởng nhưng cũng gây ra rủi ro gia tăng lạm phát. Bên cạnh đó, nếu không được kiểm soát chặt chẽ, các vấn đề về chất lượng tài sản của khu vực tài chính sẽ tiếp tục tăng, nhất là khi nợ xấu vẫn còn rất lớn.
Ngoài ra, dù hiệu quả thương mại được dự kiến tiếp tục duy trì, Việt Nam vẫn có thể phải đối mặt với rủi ro gia tăng nếu có sự suy giảm của các nền kinh tế công nghiệp chủ chốt, hoặc tốc độ tăng trưởng thấp ngoài dự kiến của Trung Quốc.