Chứng khoán Trung Quốc giảm tệ nhất thế giới năm 2018

Đối với các nhà đầu tư chứng khoán Trung Quốc, 2018 là một năm u tối với những dấu mốc đáng quên...

[caption id="attachment_116176" align="aligncenter" width="650"] Ngoài chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, nhà đầu tư chứng khoán Trung Quốc còn lo ngại về sự giảm tốc của nền kinh tế trong nước - Ảnh: SCMP.[/caption]

Theo hãng tin Bloomberg, chỉ số Shanghai Composite Index đã giảm gần 25% so với thời điểm đầu năm, đưa Trung Quốc trở thành thị trường chứng khoán lớn có mức giảm điểm mạnh nhất thế giới 2018.

Chiến tranh thương mại bùng nổ giữa Mỹ và Trung Quốc được xem là nguyên nhân chính khiến chứng khoán Trung Quốc "bốc hơi" 2,3 nghìn tỷ USD giá trị vốn hóa năm nay.

Cùng với đó, chiến dịch giảm nợ trong nền kinh tế mà bắc Kinh theo đuổi đã khiến mức nợ ký quỹ trên thị trường chứng khoán nước này giảm xuống còn khoảng 1/3 so với mức đỉnh vào năm 2015.

Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục mua cổ phiếu niêm yết ở thị trường Trung Quốc đại lục thông qua kết nối với chứng khoán Hồng Kông, và các quỹ nhà nước Trung Quốc được cho là can thiệp vào thị trường để hỗ trợ giá cổ phiếu. Tuy nhiên, các chỉ số của chứng khoán Trung Quốc vẫn liên tiếp có những phiên giảm mạnh.

Ngoài chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, nhà đầu tư chứng khoán Trung Quốc còn lo ngại về sự giảm tốc của nền kinh tế trong nước.

Cú giảm vốn hóa 2,3 nghìn tỷ USD của chứng khoán Trung Quốc năm nay là mạnh nhất kể từ khi Bloomberg bắt đầu lưu dữ liệu về thị trường này vào năm 2002. Mức giảm vốn hóa gần tương tự của chứng khoán Trung Quốc xảy ra vào cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 10 năm trước, khi Shanghai Composite Index sụt 65%.

Với mức giảm vốn hóa nói trên, Trung Quốc năm nay đã nhường lại vị trí thị trường chứng khoán lớn thứ nhì thế giới cho Nhật Bản.

Cùng với sự sụt giảm của thị trường là sự đi xuống của khối lượng giao dịch. Khối lượng giao dịch bình quân hàng ngày của hai sàn Thượng Hải và Thẩm Quyến cộng lại đã giảm xuống còn khoảng 369 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 54 tỷ USD, mức thấp nhất kể từ năm 2014.

Trong phiên ngày thứ Năm, chỉ có khoảng 263,8 tỷ Nhân dân tệ cỏ phiếu được chuyển nhượng trên hai sàn, bằng khoảng 1/10 so với mức đỉnh vào năm 2015.

Chiến dịch giảm nợ của Trung Quốc đã đạt một số kết quả, ít nhất là trên thị trường chứng khoán bởi hoạt động đầu cơ giảm xuống.

Tổng dư nợ ký quỹ chứng khoán chỉ còn khoảng 756 tỷ Nhân dân tệ vào thời điểm ngày thứ Ba tuần này, bằng khoảng 1/3 so với mức đỉnh cách đây 3 năm. Vào năm 2015, giới đầu tư chứng khoán Trung Quốc đã vay ký quỹ ở mức kỷ lục để mua cổ phiếu, dẫn tới tình trạng bong bóng chứng khoán.

Nhiều nhà đầu tư thua lỗ đã tháo chạy khỏi thị trường chứng khoán Trung Quốc năm nay. Có tổng cộng 75 quỹ tương hỗ với trọng tâm là chứng khoán Trung Quốc giải thể trong năm, theo dữ liệu của Bloomberg, mức cao chưa từng có kể từ khi số liệu bắt đầu được ghi nhận vào năm 2007. Trong vòng 11 năm qua, có 88 quỹ tương hỗ chứng khoán Trung Quốc đi đến kết cục giải thể.

Theo Bình Minh VnEconomy

Tags:

Bắc Ninh thu hút gần 2 tỷ USD vốn FDI trong quý 1/2025

Sáng 31/3, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội nghị trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 23 doanh nghiệp và 1 doanh nghiệp thỏa thuận đầu tư mở rộng dự án với tổng số vốn gần 1,1 tỷ USD.

Thu hút đầu tư nước ngoài khởi sắc

Không ngừng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, ba tháng đầu năm 2025, hai tỉnh: Bắc Ninh, Hà Nam và thành phố Hải Phòng tiếp tục thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường.

Tín hiệu khả quan từ thu hút FDI

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam trong tháng đầu tiên của năm 2025 đạt 4,33 tỷ USD; tăng 48,6% so với cùng kỳ năm trước.

Video