Cho vay tín dụng đen lãi suất "cắt cổ" tới 360%/năm, "khủng bố" tinh thần để đòi nợ

Không chỉ cho vay tín dụng đen với lãi suất "cắt cổ" lên tới 360%/năm, Đỗ Quốc Anh dù mới 20 tuổi ở Thanh Hóa song đã thường xuyên "khủng bố" tinh thần những con nợ bằng cách đánh đập, ném chất bẩn, mắm thối vào nhà.

Chiều ngày 23-4, tin từ Công an huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết, cơ quan này vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Đỗ Quốc Anh (SN 1999, ngụ thị trấn Triệu Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) về hành vi " Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự " và "Đánh bạc dưới hình thức ghi số lô, đề".

Cho vay tín dụng đen lãi suất cắt cổ tới 360%/năm, khủng bố tinh thần để đòi nợ - Ảnh 1.

Thanh niên 20 tuổi bị khởi tố, bắt giam để điều tra hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

Theo tài liệu của cơ quan công an, tháng 9-2018, Đỗ Quốc Anh mở tiệm dịch vụ cầm đồ Thảo Hường (ở số nhà 80, phố Tân Phong, thị trấn Triệu Sơn) nhưng thực chất là cho vay tín dụng đen thông qua hình thức ghi lô, đề với mức lãi suất dao động từ 15% đến 30%/tháng (tức 180% đến 360%/năm).

Với thủ đoạn trên, tính từ tháng 10-2018 đến khi bị bắt, Đỗ Quốc Anh đã cho hơn 40 lượt người vay với số tiền khoảng hơn 700 triệu đồng, thu lợi bất chính gần 200 triệu đồng.

Ngoài cho vay với lãi suất "cắt cổ", thanh niên 20 tuổi này còn dùng những thủ đoạn độc ác với các "con nợ" quá hạn hoặc chưa có trả như cùng với đồng bọn tới nhà chửi bới, đánh đập , đe dọa hoặc tạt sơn, dầu nhớt, mắm thối vào nhà để "khủng bố " tinh thần.

Hiện, vụ việc đang được Công an huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục điều tra, làm rõ.

Theo Tuấn Minh (Người lao động)

'Ông lớn' cung cấp trái cây Trung Quốc bị điều tra, Bộ Công Thương nêu khuyến cáo với doanh nghiệp Việt

Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động rà soát các hợp đồng, giao dịch và lô hàng có liên quan đến Công ty hữu hạn cổ phần sản phẩm trái cây Hồng Cửu Trùng Khánh hoặc các doanh nghiệp Trung Quốc đang bị điều tra, nhằm đề phòng rủi ro về tài chính, thanh toán...

Siết chặt kỷ cương, xóa bỏ lãng phí hướng tới một nền hành chính liêm chính và hiệu quả

Chiến lược quốc gia phòng, chống lãng phí đến năm 2035 được thực hiện theo hai giai đoạn, với mục tiêu xuyên suốt là ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng sử dụng lãng phí nguồn lực, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Chính phủ đặt kỳ vọng đến năm 2030, Việt Nam sẽ lọt vào top 50 quốc gia dẫn đầu thế giới về chính phủ điện tử và đứng thứ 3 trong ASEAN về phát triển kinh tế số.

Video