Chính sách khoa học công nghệ tạo động lực phát triển doanh nghiệp

Trên diễn đàn Quốc hội vừa qua, nhiều vị đại biểu Quốc hội đã thảo luận về chính sách khuyến khích doanh nghiệp (DN) ứng dụng khoa học (KH), công nghệ (CN) hiện đại, tiên tiến vào sản xuất nhưng thực tế, DN đang gặp rất nhiều khó khăn về vấn đề này.

Theo tôi hiểu, khi nói chính sách khuyến khích DN ứng dụng KH, CN hiện đại, không nên nói chung tất cả DN. Ở đây, có lẽ phải chia thành 3 loại hình DN và có chính sách riêng cho mỗi loại. Loại A là DN lớn, loại B là DN nhỏ và vừa (SMEs) và loại C là DN KHCN, là loại hình chuyên nghiên cứu triển khai (R&D), thành phẩm là bằng phát minh, sáng chế… 

Phương hướng, chính sách cho 3 loại hình DN này có những đặc thù riêng. Đối với DN lớn nên có nguồn lực cho hoạt động R&D. Nhà nước chỉ cần có một số chính sách khuyến khích như cho khấu trừ thuế đối với chi phí R&D... Đối với DN quy mô nhỏ nhưng thành viên hầu hết là kỹ sư, nhà KH hiểu CN, hiểu thị trường, chính sách, luật lệ bảo đảm sở hữu trí tuệ có lẽ là rất quan trọng. Quốc hội, Chính phủ cần nghe ý kiến của họ để có các chính sách cần thiết khác.

Các doanh nghiệp cần được hỗ trợ để đầu tư chuyển đổi công nghệ (ảnh minh họa)

DN nhỏ và vừa (SMEs) cần được Nhà nước quan tâm nhiều nhất vì SMEs chiếm tuyệt đại đa số trong DN, chiếm tỉ trọng lớn trong GDP, trong lực lượng lao động. Ứng dụng CN để SMEs hoạt động hiệu quả sẽ tăng năng suất của cả nền kinh tế. Tuy nhiên do SMEs có nguồn lực, hiểu biết về thị trường, CN có giới hạn nên chính sách khuyến khích áp dụng CN, đổi mới sáng tạo cần kết hợp với chính sách hỗ trợ, nuôi dưỡng SMEs nói chung.  

 

Ngoài ra, còn một vấn đề quan trọng nữa là việc thực thi các chính sách cần công khai, minh bạch dễ áp dụng. Nhiều SMEs phản ánh làm thủ tục để xin vay vốn ưu đãi (lãi suất giảm vài điểm phần trăm so với lãi suất thông thường) nhưng hồ sơ xin và tư liệu liên quan phải chuẩn bị quá nhiều. Phải đi lại nhiều lần, qua nhiều cửa, mất quá nhiều thì giờ, tính ra phí tổn còn lớn hơn chỗ lợi từ lãi suất ưu đãi. Do vậy mà nhiều SMEs đã không còn mặn mà sử dụng chính sách ưu đãi.

Để chính sách KHCN của Việt Nam thực sự đi vào cuộc sống, đề nghị phải sửa các điểm chủ yếu sau đây:

1. DN ngoài nhà nước được khuyến khích lập quỹ phát triển KHCN như DN nhà nước và mức trích lập tối đa 10% lợi nhuận trước thuế, được miễn thuế thu nhập DN đối với phần kinh phí trích lập quỹ.

2. Chế độ ưu đãi thuế đối với DN KHCN là miễn giảm thuế thu nhập DN (chứ không phải thuế chung chung). Cho đến nay, rất ít DN KHCN được hưởng ưu đãi này vì thủ tục rất phiền hà, lượng tiền được miễn giảm không nhiều do luật thuế thu nhập DN hạn chế mức trần trích lập quỹ phát triển KHCN của DN chỉ tối đa 10% lợi nhuận trước thuế.

3. Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia do Chính phủ lập để hỗ trợ DN đổi mới CN (không phải là quỹ của DN) với mức vốn điều lệ 1.000 tỉ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước. Nhưng hơn 10 năm nay hầu như không hoạt động được vì luôn bị ép là quỹ tài chính ngoài ngân sách phải tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên qua hoạt động cho vay và bảo lãnh vốn vay để tạo ra lợi nhuận đảm bảo tự chi thường xuyên. Trong khi bộ máy nhân sự của quỹ không đủ điều kiện làm chức năng cho vay và bảo lãnh vốn vay như ngân hàng. Vì vậy, quỹ đổi mới công nghệ quốc gia chưa giúp được DN và không hiệu quả.

4. Các DN cần tiếp cận với các chương trình KHCN cấp quốc gia và cấp bộ để có nguồn lực R&D và đổi mới CN. Cần thay đổi tư duy ngân sách nhà nước không hỗ trợ cho khu vực tư nhân để các DN tư nhân có thể được nhận hỗ trợ của Nhà nước - kênh hỗ trợ duy nhất được phép đối với thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Ở các nước tiên tiến, để ý tưởng KHCN được đầu tư và thương mại hóa, họ cũng phải chủ động đi tìm nhà đầu tư, chứ không hoàn toàn dựa vào sự hỗ trợ của Chính phủ. Muốn tìm nguồn đầu tư có hiệu quả, kể cả nguồn của tín dụng và chính sách thuế thì nhiều DN phải hướng CN của mình vào hướng DN xã hội vì cộng đồng. Các DN có chiến lược phát triển KHCN rõ ràng và khả năng ứng dụng cao đầy trách nhiệm xã hội, thể chế quản lý phải minh bạch mới phát triển bền vững. 

Theo Báo Phụ Nữ

Thúc đẩy nền kinh tế xanh và bền vững

Theo các chuyên gia, ôtô điện chính là xu hướng tất yếu của thời đại với quá trình “xanh hóa” nền kinh tế. Sự chuyển đổi sang xe điện đã và đang thúc đẩy sự phát triển công nghệ trong lĩnh vực ôtô bao gồm pin, hệ thống điều khiển cùng những công nghệ khác liên quan xe thông minh.

Rêu sa mạc có thể mở đường cho sự sống trên Sao Hỏa

Một nhóm nhà khoa học Trung Quốc vừa giải mã thành công cơ chế chịu lạnh của Syntrichia caninervis - một loài rêu sa mạc có khả năng sống sót trong điều kiện khắc nghiệt và thậm chí có thể đóng vai trò quan trọng trong công cuộc “cải tạo Sao Hỏa” trong tương lai.

Các nhà khoa học phát triển một công nghệ tạo ra thực phẩm thông minh

Các nhà khoa học từ Đại học Tổng hợp Liên bang Bắc Kavkaz (NCFU) đã phát triển một phương pháp bào chế vi nang để đưa vitamin, lợi khuẩn và các chất có lợi khác trực tiếp vào ruột. Theo dịch vụ báo chí của trường đại học, công nghệ này sẽ làm cho thực phẩm có thêm dưỡng chất, các thành phần và nguyên tố vi lượng hữu ích.

Ấn Độ đạt cột mốc 'lịch sử' trong sứ mệnh ghép nối không gian

Ấn Độ đã ghi dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử khám phá vũ trụ của nước này khi thực hiện thành công nhiệm vụ ghép nối hai vệ tinh trên quỹ đạo. Đây là một bước tiến đáng kể đưa Ấn Độ đến gần hơn với mục tiêu xây dựng trạm không gian và thực hiện sứ mệnh đưa người lên Mặt Trăng.

Thị trường lao động trước làn sóng AI

Theo khảo sát từ trang web tuyển dụng TopCV, hơn 82,6% nhân viên Non-IT và 93,49% nhân viên IT Việt Nam hiện đã sử dụng AI trong công việc hàng ngày.

Video