Chính phủ bãi bỏ toàn bộ 13 Nghị định từ ngày 15/12/2021

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 110/2021/NĐ-CP ngày 9/12/2021 bãi bỏ 13 văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ.

Theo đó, bãi bỏ toàn bộ 13 Nghị định của Chính phủ, bao gồm:

- Nghị định 63/CP ngày 24/10/1996 quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp.

- Nghị định 06/2001/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 63/CP quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp.

- Nghị định 54/2000/NĐ-CP về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp.

- Nghị định 60/2000/NĐ-CP quy định việc thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ.

- Nghị định 61/2000/NĐ-CP quy định việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo.

- Nghị định 72/2000/NĐ-CP về công bố, phổ biến tác phẩm ra nước ngoài.

- Nghị định 52/2001/NĐ-CP hướng dẫn thi hành biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng. 

- Nghị định 53/2001/NĐ-CP hướng dẫn thi hành các hình phạt cấm cư trú, quản chế.

- Nghị định 54/2001/NĐ-CP hướng dẫn thi hành hình phạt trục xuất.

- Nghị định 42/2003/NĐ-CP về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.

- Nghị định 140/2006/NĐ-CP quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển.

- Nghị định 10/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội.

- Nghị định 92/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi và Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi .

Nghị định 110/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/12/2021.

Theo Nhịp sống kinh tế

Sản xuất thực phẩm bẩn, thuốc, thực phẩm chức năng giả - Tội ác trắng

Thời gian gần đây, hàng loạt các vụ việc liên quan đến thực phẩm bẩn, thuốc và thực phẩm chức năng giả bị cơ quan chức năng phanh phui. Nhiều vụ án liên quan đã được khởi tố với hàng chục bị can. Cần khẳng định rằng thực phẩm bẩn, thuốc và thực phẩm chức năng giả không đơn thuần là vấn đề vệ sinh hay gian lận thương mại. Đó là một “tội ác trắng”, lặng lẽ nhưng vô cùng nguy hiểm với sức khỏe cộng đồng.

Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định hạn mức tối đa về giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại

Bộ Công Thương hiện đang lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Thông tư Quy định hạn mức tối đa về giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại mà thương nhân được thực hiện trong hoạt động khuyến mại.

Kiên quyết ngăn chặn nạn “bảo kê” hàng giả

Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, khi thảo luận vấn nạn hàng giả, hàng nhái, thực phẩm bẩn, Bộ trưởng Bộ Công Thương nêu lên một vấn đề nhức nhối: Tình trạng hàng giả, hàng nhái diễn biến phức tạp một phần do có một bộ phận cán bộ biến chất tiếp tay cho các vi phạm. Đã có không ít cán bộ trong một số ngành, lĩnh vực được trao trách nhiệm nhưng thoái hóa, biến chất, đồng lõa để hàng giả, hàng kém chất lượng... tràn lan trên thị trường.

Video