Cấp bảo lãnh Chính phủ hơn 1,6 tỷ USD cho 2 dự án điện của EVN và PVN

Bộ Tài chính cho biết, trong năm 2018 đã thực hiện cấp bảo lãnh Chính phủ cho 2 dự án điện của EVN và PVN với tổng trị giá hơn 1,6 tỷ USD (hơn 37.000 tỷ đồng).

Thông tin tại buổi họp báo chuyên đề về tình hình nợ công năm 2018, ông Võ Hữu Hiển - Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) cho biết, trong năm 2018, đã thực hiện cấp bảo lãnh chính phủ cho 2 dự án điện với tổng giá trị 1,614 tỷ USD (hơn 37.000 tỷ đồng).

Cấp bảo lãnh Chính phủ hơn 1,6 tỷ USD cho 2 dự án điện của EVN và PVN - Ảnh 1.
Dự án Nhà máy điện Vĩnh Tân 4 mở rộng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là 1 trong 2 dự án được cấp bảo lãnh chính phủ.

Cụ thể, đó là dự án Nhà máy điện Vĩnh Tân 4 mở rộng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và dự án Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).

Ông Hiển cho hay, trước khi Luật quản lý nợ công 2017 có hiệu lực thì những dự án này do Thủ tướng quyết định chủ trương cấp bảo lãnh từ trước. Việc đánh giá hiệu quả của 2 dự án này do Bộ Công thương là cơ quan chủ quản thực hiện thẩm định, đánh giá về hiệu quả kinh tế xã hội, môi trường, bao gồm cả khả năng trả nợ.

Đối với các dự án điện thì đây là những dự án trọng điểm quốc gia cấp thiết để đầu tư nên khi Thủ tướng Chính phủ giao thì Bộ Tài chính thực hiện cấp bảo lãnh.

"Bên cạnh đó, các ngân hàng cho vay cũng phải tính đến mức độ rủi ro, có hiệu quả họ mới quyết định cho vay; chứ không phải như trước đây cứ thế mà cho vay rồi sau này không trả được thì Chính phủ trả. Hơn 1,6 tỷ USD là cấp bảo lãnh cho năm 2018, nhưng tiến độ triển khai thực hiện các dự án phụ thuộc vào chương trình dự án, mỗi năm có thể giải ngân vài chục triệu USD để đúng theo tiến độ, có thể dự án trong 5 năm hoàn thành thì sẽ giải ngân trong 5 năm”, ông Hiển nói.

Dự án Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 mở rộng do Tập đoàn Điện lực làm chủ đầu tư, Tổng Công ty Phát điện 3/Ban Quản lý Dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân là đơn vị tư vấn quản lý dự án. Tổng mức đầu tư là 23.927 tỷ đồng (1,104 tỷ USD). Dự án được xây dựng tại Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân, xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.

Theo EVN, dự án chính thức khởi công vào ngày 23/4/2016, gồm 1 tổ máy với quy mô công suất khoảng 600 MW, sử dụng công nghệ lò hơi thông số siêu tới hạn (Super Critical). Khi đi vào vận hành, Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 mở rộng sẽ cung cấp cho hệ thống điện khoảng 3,6 tỷ kWh mỗi năm. Nhà máy sẽ được đưa vào vận hành sau 45 tháng xây dựng, lắp đặt (dự kiến cuối tháng 12/2019).

Dự án Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 được xây dựng trên diện tích khoảng 115ha tại thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành (Hậu Giang), có 2 tổ máy với công suất hoạt động khoảng 1.200 MW.

Dự án có tổng mức đầu tư 43.000 tỷ đồng do PVN làm chủ đầu tư, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama) làm tổng thầu EPC. Dự kiến năm 2019 dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng sẽ cung cấp vào lưới điện quốc gia 7,8 tỷ kWh/năm.

Theo Nguyễn Lê (Infonet)

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video