Cần quỹ đầu tư “thực chất”
Trong khi rất nhiều quỹ tài chính được lập ra để hỗ trợ các DN nhỏ và vừa nói chung, và DN công nghiệp hỗ trợ nói riêng, nhưng các DN lại rất khó tiếp cận nguồn vốn này và buộc phải chuyển sang vay của các ngân hàng thương mại với chi phí cao hơn.
[caption id="attachment_38198" align="aligncenter" width="660"]
Một thống kê gần đây được ông Trần Văn Quang – Phó Vụ trưởng Vụ Phát triển Khoa học và Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ đưa ra cho thấy, hiện nay cả nước có khoảng 40 quỹ tài chính dùng ngân sách Nhà nước được lập ra để hỗ trợ vốn cho DN nhỏ và vừa. Phần lớn các quỹ này sẽ hướng vào hỗ trợ các DN nhỏ và vừa như Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ và Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia.
Quỹ nhiều nhưng vẫn “đói vốn”
Số lượng quỹ như vậy không phải là nhỏ, và mục đích của những quỹ tài chính này được lập ra cũng được nhiều DN hoan nghênh. Thế nhưng khi quỹ được lập ra rồi, việc DN có tiếp cận được hay không lại là một câu chuyện khác.
Theo ông Quang, có rất nhiều quỹ mà mục tiêu hướng đến việc hỗ trợ, ưu đãi cho DN nhỏ và vừa để phát triển sản xuất, tuy nhiên viêc tiếp cận để được hưởng các ưu đãi đang rất vướng đối với DN.
Theo quy định của Chính phủ về việc hình thành quỹ tài chính Nhà nước, các quỹ có thể được mở tài khoản tại Kho bạc hoặc các ngân hàng thương mại. Nhưng thực tế thì hầu hết các quỹ đều chỉ được mở tại Kho bạc Nhà nước vì những ràng buộc theo Luật Ngân sách. Và khi các quỹ này đã được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước thì thủ tục tiến hành cho DN vay lại khác với thủ tục tại các ngân hàng thương mại, do phải thực hiện theo Luật Ngân sách. Đây chính là vướng mắc lớn nhất khiến các DN không còn mặn mà với các chính sách ưu đãi của những quỹ tài chính này.
Quỹ đầu tư mạo hiểm
Ông Lực cho biết hiện tại 75% lượng vốn cho DN hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ đang đến từ ngân hàng, và điều này là không tốt vì theo ông ngân hàng cũng là DN không thể hỗ trợ DN khác được.
Hiệp hội Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Hà Nội, trong một văn bản kiến nghị gửi lên Thủ tướng Chính phủ cách đây vài tháng, cũng nhấn mạnh rằng cần phải có gói giải pháp về vốn để khuyến khích DN công nghiệp hỗ trợ vì các quy định vay vốn hiện tại đang gây khó khăn cho các DN tiếp cận.
Theo ông Lực, giải pháp tốt nhất và bền vững nhất về vốn cho các DN nhỏ và vừa nói chung và DN công nghiệp hỗ trợ nói riêng là đến từ các quỹ, gồm cả quỹ đầu tư và quỹ tài chính. Làm sao để các DN có thể tiếp cận vốn từ các quỹ thì phải có sự thay đổi từ chính hoạt động của các quỹ đó. Trước mắt, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng các quỹ Nhà nước hiện tại nên được ủy thác cho các ngân hàng thương mại cho vay, thay vì để nằm tại Kho bạc Nhà nước. Điều này sẽ mang lại một thuận lợi là khả năng thậm định và đánh giá DN của các ngân hàng tốt hơn rất nhiều so với với Kho bạc, vì Kho bạc Nhà nước không có chức năng chính là cho vay.
Nhưng theo ông Nguyễn Đại Lai, một chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng, thì Chính phủ cần phải có chính sách tạo điều kiện cho các quỹ đầu tư mạo hiểm phát triển theo mô hình của Israel. Thực tế hiện tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đang soạn thảo một Nghị định quy định về hoạt động kinh doanh của quỹ mạo hiểm.
Theo mô hình mà ông Lai đưa ra, chính những quỹ đầu tư mạo hiểm này sẽ là nguồn vốn chủ yếu cho các DN công nghiệp hỗ trợ và sẽ chịu rủi ro cùng với DN, điều mà các quỹ hỗ trợ tài chính hiện tại của Nhà nước chưa làm được. Có như vậy, ngành công nghiệp hỗ trợ sẽ có điều kiện phát triển mạnh hơn.
Theo Ninh Kiều Enternews