Cần đánh giá lại tổng quát và chi tiết các ngành công nghiệp

tran ba duongChính phủ và các Bộ, Ngành cần đánh giá lại một cách tổng quát và chi tiết thực trạng các ngành công nghiệp trong bối cảnh hội nhập.

Xác nhận ngành công nghiệp là thành tố cơ bản của nền kinh tế, và là nhân tố quan trọng phát triển kinh tế xã hội của đất nước, chúng tôi đồng thuận với định hướng và chiến lược của Chính phủ về phát triển công nghiệp, là tập trung vào một số ngành công nghiệp đáp ứng nhu cầu trong nước và tăng nhanh xuất khẩu, phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ, để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, khuyến khích phát triển liên doanh, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, đồng thời chú trọng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Phát triển nguồn nhân lực công nghiệp là điều kiện quyết định thành công CNH, HĐH đất nước. Phát triển công nghiệp theo hướng chuẩn mực về môi trường, tiến đến công nghệ xanh trong giai đoạn sau 2020.

Chính phủ và các Bộ, Ngành cần đánh giá lại một cách tổng quát và chi tiết thực trạng các ngành công nghiệp trong bối cảnh hội nhập thông qua các tiêu chí như: Lực lượng doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp về trình độ công nghệ, năng lực quản trị, chất lượng nguồn nhân lực để cập nhật lại chiến lược đã được soạn thảo nhằm có định hướng đúng cho doanh nghiệp; đưa ra các chính sách dài hạn, nhất quán và thống nhất giữa các bộ ngành liên quan và có giải pháp điều hành năng động, ứng phó được với những thay đổi của thị trường, nền kinh tế.

Đối với những ngành công nghiệp có động lực phát triển các ngành công nghiệp khác và các ngành công nghiệp mũi nhọn thì cần có các chính sách bảo vệ thị trường phù hợp với cam kết hội nhập và lộ trình hợp lý nhằm thu hút các nhà công nghiệp nước ngoài vào sản xuất tại Việt Nam. Tạo cơ hội, điều kiện để các doanh nghiệp trong nước hợp tác, liên doanh liên kết với các doanh nghiệp công nghiệp nước ngoài để nhằm chuyển giao công nghệ, quản trị, từng bước tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của họ.

Cần có những chương trình xúc tiến, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động trong lĩnh vực công ngiệp và công nghiệp hỗ trợ có điều kiện tiếp xúc, hợp tác liên kết liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài. Có chính sách khuyến khích, nuôi dưỡng các doanh nghiệp khởi nghiệp trong công nghiệp và công nghiệp phụ trợ.

Cần có chính sách hợp lý và đặc thù để nhóm doanh nghiệp tư nhân, hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ. Nghiên cứu đầu tư, xây dựng chương trình đào tạo cho chính các doanh nghiệp tư nhân, trong đó đặc biệt đề cao sự kết nối giữa doanh nghiệp và đào tạo…

Trần Bá Dương Chủ tịch công ty cổ phần ô tô Trường Hải

Tags:

Nâng bước những Startup thành “kỳ lân”

Nền kinh tế số của chúng ta đã chứng kiến mức tăng trưởng cao nhất ở Đông Nam Á trong hai năm liên tiếp vào 2022 và 2023. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn, đổi mới công nghệ đã trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam, cũng như làm “bàn đạp” vững chãi cho các doanh nghiệp lớn mạnh trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.

Nâng tầm hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, liên kết vùng được xác định là ba yếu tố góp phần nâng tầm vị thế hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. Tuy nhiên, để phát huy tối đa lợi thế của các yếu tố này, cần khơi thông “điểm nghẽn” cản trở doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Di sản của Tổng giám đốc Sumitomo Jun Ohta

Ông chọn Việt Nam là 1 trong 4 thị trường trọng tâm và dưới sự điều hành của ông, Sumitomo đã đầu tư hàng tỷ đô vào khu vực thị trường trọng tâm.