Cần chỉ rõ lợi nhuận cho doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp công nghệ cao

Các chuyên gia cho rằng, muốn áp dụng khoa học công nghệ để phát triển nông nghiệp thì cần chỉ rõ lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Diễn đàn kết nối công nghệ xanh - nông nghiệp sạch, trong khuôn khổ sự kiện TechDemo 2017 do Bộ Khoa học & Công nghệ đang diễn ra tại TP Đà Nẵng.

"Tôi rất trăn trở là đất nước chúng ta số lượng nông dân làm nông nghiệp đang rất nhiều. Đóng góp của nông nghiệp trong thời gian vừa qua là hết sức quan trọng. Nhưng đến thời điểm này, việc ứng dụng công nghệ mới chưa nhiều", Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng nói.

Theo Thứ trưởng, từ áp dụng khoa học công nghệ, nông nghiệp tạo ra được giống tốt, quy trình tốt, thu hoạch, bảo quản, chế biến tốt thì mới tạo ra được sản phẩm có uy tín và chất lượng, giá thành hạ thì khi đưa ra thị trường mới đảm bảo và có sức cạnh tranh.

[caption id="attachment_75512" align="aligncenter" width="500"] Các đại biểu tham gia bàn tròn chia sẻ "Ứng dụng đổi mới công nghệ trong xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp". Ảnh: Nguyễn Đông.[/caption]

"Vai trò của công nghệ trong phát triển nông nghiệp ở Việt Nam là hết sức quan trọng", ông Tùng nhấn mạnh.

Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng, Tổng thư ký các ngành sinh học Việt Nam, cho rằng "nông nghiệp 'xanh hay đỏ' không quan trọng, mà quyết định là người nông dân được hưởng lợi gì". Có năng suất thì những người nông dân trực tiếp làm ra sản phẩm nông nghiệp mới hào hứng lao động sản xuất.

Ông nói, vấn đề quan trọng để phát triển khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp là các nhà khoa học cần được "đặt hàng", phải biết doanh nghiệp và nông dân đang cần gì để bắt tay vào nghiên cứu cái đó, như thế mới giải quyết được thực tiễn.

[caption id="attachment_75513" align="aligncenter" width="500"] Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng cho rằng các nhà khoa học cần truyền đạt một cách dễ hiểu nhất về công nghệ cho bà con nông dân. Ảnh: Nguyễn Đông.[/caption]

"Các nhà khoa học phải cố gắng phát huy hết tiềm năng sinh học của đất nước, những loại cây có giá trị cao ở từng vùng, miền để khi áp dụng công nghệ cao sẽ mang lại năng suất cao, nông dân và doanh nghiệp cùng được hưởng lợi", ông Hùng nói và nhấn mạnh khi truyền đạt cho bà con nông dân về công nghệ, các nhà khoa học phải làm sao nói cho thực sự dễ hiểu, tránh nói quá cao siêu nhưng không mang lại hiệu quả.

Ông Nguyễn Đức Tùng, Tổng thư ký CLB Doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao (DAA), cho rằng áp dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp không nên thay đổi tư duy gấp gáp mà trú trọng vào những doanh nghiệp đang và sẽ đầu tư vào lĩnh vực này.

"Doanh nghiệp thấy có lãi thì mới đầu tư. Do đó người dân phải đoàn kết với nhau, cho doanh nghiệp thấy họ đầu tư vào lĩnh vực sản xuất đó sẽ được hưởng lợi những gì để cùng nhau áp dụng công nghệ vào sản xuất", ông Đức Tùng nói.

Đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, theo ông Tùng rất sễ sinh lợi, vì thời gian ngắn, nguồn vốn không cần dài hạn, có những loại cây chỉ cần 25 đến 30 ngày là có thể thu hoạch. "Đừng để doanh nghiệp phải đi nghiên cứu việc nuôi con gì, trồng cây gì. Mà đó là trách nhiệm của các nhà khoa học và người nông dân", ông nói.

[caption id="attachment_75514" align="aligncenter" width="500"] Thứ trưởng Trần Văn Tùng cho rằng áp dụng khoa học công nghệ thì nông nghiệp mới phát triển được. Ảnh: Nguyễn Đông.[/caption]

Thứ trưởng Trần Văn Tùng cho rằng, chuyển giao công nghệ cho nông dân thì người dân phải có trình độ nhất định. Đây là một trong những khó khăn ở nước ta khi áp dụng công nghệ vào việc trồng trọt, chăn nuôi. Do đó không thể xem nhẹ việc đào tạo cho nông dân.

Theo ông, những người đào tạo cho nông dân không phải đi đâu xa, mà có thể sang những nước lân cận như Trung Quốc, Thái Lan để học cách họ chuyển giao công nghệ cho nông dân như thế nào, rồi về nước áp dụng. "Chỉ khi nào người nông dân và doanh nghiệp tiếp thu được công nghệ thì khi đó nền nông nghiệp mới phát triển được", Thứ trưởng nói.

Ông cũng thẳng thắn nhìn nhận, trình độ của nông dân Việt Nam thấp hơn so với các nước trên thế giới. Do đó khi nghiên cứu công nghệ, các nhà khoa học cũng phải tính luôn hiệu quả kinh tế để thu hút doanh nghiệp đầu tư.

Tại diễn đàn, nhiều chuyên gia cũng cho rằng "cứ mở tivi lên là thấy những thông tin về thực phẩm bẩn, nhưng những cơ sở thực phẩm sạch lại quá ít được tôn vinh". Theo chuyên gia, cần tăng cường truyền thông về những doanh nghiệp làm ra thực phẩm sạch, lĩnh vực sản xuất nông nghiệp sạch, sinh lợi nhuận lớn để nhiều người biết đến, từ đó cơ hội phát triển cũng được tăng lên.

Tại Hội thảo về Công nghệ bức xạ tiên tiến (trong khuôn khổ của TechDemo 2017) diễn ra ngày 23/11, Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng cho hay, công nghệ bức xạ tiên tiến tại Việt Nam đã được ứng dụng hiệu quả và có nhiều triển vọng phát triển trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Ví dụ như trong y tế có điện quang, y học hạt nhân và xạ trị; trong công nghệ bức xạ có chiếu xạ khử trùng, kiểm dịch hoa quả và thủy hải sản xuất khẩu, xử lý bức xạ biến tính vật liệu; soi chiếu container trong an ninh hải quan...

Phát triển ứng dụng công nghệ bức xạ trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội là một nhiệm vụ quan trọng đã được đưa ra trong Chiến lược của Việt Nam về phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình đến năm 2020, Quy hoạch tổng thể và các Quy hoạch chi tiết phát triển ứng dụng bức xạ trong các lĩnh vực như y tế, công nghiệp…

Theo Nguyễn Đông Vnexpress

Tags:

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video