Cán cân thương mại đổi chiều, cả nước xuất siêu 485 triệu USD trong nửa đầu tháng 6/2019

Tính từ đầu năm đến hết 15/6/2019, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam xuất siêu 67 triệu USD.
Cán cân thương mại đổi chiều, cả nước xuất siêu 485 triệu USD trong nửa đầu tháng 6/2019


Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 6/2019 (từ ngày 01/6 đến ngày 15/6/2019) đạt 19,87 tỷ USD, giảm 16,3% (tương ứng giảm 3,87 tỷ USD) so với nửa cuối tháng 5/2019.

Như vậy, tính từ đầu năm đến hết ngày 15/6/2019 tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 222,45 tỷ USD, tăng 8,3% (tương ứng tăng 16,97 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2018.

Với kết quả trên, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 6 năm 2019 có mức thặng dư 485 triệu USD, đưa mức thặng dư hương mại hàng hóa của Việt Nam từ đầu năm đến hết ngày 15/6/2019 đạt 67 triệu USD.

Về xuất khẩu, tổng trị giá hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 6/2019 đạt 10,18 tỷ USD, giảm 16,5% (tương ứng giảm 2,01 tỷ USD) so với 15 ngày cuối tháng 5/2019. Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/6/2019, tổng trị giá xuất khẩu của cả nước đạt 111,26 tỷ USD, tăng 7,1% (tương ứng tăng 7,36 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2018.

Cán cân thương mại đổi chiều, cả nước xuất siêu 485 triệu USD trong nửa đầu tháng 6/2019 - Ảnh 1.

Trị giá xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất của Việt Nam (Cộng dồn từ đầu năm đến 15/6/2019 so với cùng kỳ năm 2018). Nguồn: Tổng cục Hải quan


So với nửa cuối tháng 5/2019, xuất khẩu trong kỳ 1 tháng 6/2019 biến động giảm ở một số mặt hàng: điện thoại các loại và linh kiện giảm 289 triệu USD, tương ứng giảm 14,4%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 245 triệu USD, tương ứng giảm 14,7%; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng giảm 183 triệu USD, tương ứng giảm 21,3%; hàng dệt may giảm 155 triệu USD, tương ứng giảm 10%; gỗ và sản phẩm gỗ giảm 105 triệu USD, tương ứng giảm 20,9%; giày dép các loại giảm 103 triệu USD, tương ứng giảm 11%; hàng thủy sản giảm 95 triệu USD, tương ứng giảm 21,5%...

Chiều ngược lại, trị giá hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 6/2019 đạt 9,69 tỷ USD, giảm 16,1% (tương ứng giảm 1,86 tỷ USD) so với 15 ngày cuối tháng 5/2019. Tính đến hết ngày 15/6/2019, tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 111,19 tỷ USD, tăng 9,5% (tương ứng tăng 9,61 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2018.

Cán cân thương mại đổi chiều, cả nước xuất siêu 485 triệu USD trong nửa đầu tháng 6/2019 - Ảnh 2.

Trị giá nhập khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất của Việt Nam (Cộng dồn từ đầu năm đến 15/6/2019 so với cùng kỳ năm 2018). Nguồn: Tổng cục Hải quan.


So với nửa cuối tháng 5/2019, nhập khẩu trong kỳ 1 tháng 6/2019 biến động giảm ở một số mặt hàng: máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng giảm 207 triệu USD, tương ứng giảm 13%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 157 triệu USD, tương ứng giảm 7,6%; điện thoại các loại và linh kiện giảm 113 triệu USD, tương ứng giảm 21,1%; vải các loại giảm 90 triệu USD, tương ứng giảm 13,5%; hóa chất giảm 62 triệu USD, tương ứng giảm 24,6%...

Theo Nhịp sống kinh tế

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video