Cán bộ ngân hàng nâng giá trị tài sản lên hàng chục lần để cho vay

Bốn cán bộ ngân hàng Agribank đã tự ý nâng giá trị tài sản thế chấp lên nhiều lần để cho vay gây thất thoát hơn 60 tỉ đồng tiền ngân sách.

Sáng 22-8, sau hơn 1 ngày xét xử, TAND tỉnh Đắk Lắk đã tuyên trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ án "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tính dụng" xảy ra tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) Chi nhánh Tân An (TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk).

Cán bộ ngân hàng nâng giá trị tài sản lên hàng chục lần để cho vay - Ảnh 1.

Các bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm

Các bị cáo trong vụ án gồm: Nguyễn Quốc Minh (SN 1985, nguyên cán bộ tín dụng), Ngô Viết Thành (SN 1983, nguyên cán bộ tín dụng và tổ trưởng tổ thẩm định) và Đỗ Thái Vũ (SN 1980, nguyên giám đốc chi nhánh đều thuộc Agribank Tân An).

Theo các trạng, trong thời gian từ năm 2011 và năm 2012, Agribank Tân An đã ký 59 hợp đồng tín dụng cho 45 khách hàng vay vốn với mục đích kinh doanh nông sản, sang nhượng rẫy cà phê, mua sắm thiết bị nội thất. Tuy nhiên, thực tế các cá nhân đứng tên vay vốn không có nghề nghiệp ổn định, không kinh doanh nông sản, không có nhu cầu vay vốn nhưng đều được ông Nguyễn Ngọc Châu (Chủ doanh nghiệp tư nhân thương mại Năm Thịnh – đã chết) nhờ đứng tên vay vốn giùm. Quá trình giải quyết cho vay, ông Minh, ông Vũ, ông Thành và Phan Văn Thịnh (giám đốc chi nhánh giai đoạn 2007 đến tháng 8-2011 – đã được đình chỉ do khắc phục toàn bộ thiệt hại) đã lập hồ sơ vay vốn khi không thẩm định, tái thẩm định điều kiện vay vốn, tự ý nâng khống giá trị tài sản đảm bảo cao gấp nhiều lần số tiền vay, vi phạm nghiêm trọng quy định, quy chế cho vay. Tính đến ngày 20-4-2016 (ngày khởi tố vụ án) toàn bộ các hợp đồng trên đều quá hạn, tổng dư nợ hơn 60,4 tỉ đồng (gốc 76 tỉ đồng – tài sản thế chấp hơn 15,5 tỉ đồng).

Cán bộ ngân hàng nâng giá trị tài sản lên hàng chục lần để cho vay - Ảnh 2.

Các cán bộ ngân hàng tự ý nâng khống giá trị tài sản thế chấp lên nhiều lần gây thất thoát ngân sách

Điển hình của việc nâng khống giá trị tài sản thế chấp để cho vay gây thất thoát ngân sách nhà nước là khách hàng H’Linh Niê KĐăm vay 2 tỉ đồng (ngân hàng định giá 3 tỉ đồng) nhưng tại thời điểm cho vay, giá trị tài sản thực chỉ hơn 10 triệu đồng. Hay trường hợp khách hàng Nguyễn Ngọc Âu vay 1,5 tỉ đồng nhưng tài sản đảm bảo tại thời điểm cho vay chỉ 33,6 triệu đồng.

Cáo trạng của VKSND tỉnh Đắk Lắk đã tách các hợp đồng tín dụng thành vụ kiện dân sự khi có đơn yêu cầu của ngân hàng. Tuy nhiên, tại phiên tòa, đại diện Agribank Bắc Đắk Lắk kiến nghị HĐXX tuyên buộc 45 khách hàng phải có trách nhiệm cùng 3 bị cáo trả số tiền hơn 170 tỉ đồng (theo tính toán của ngân hàng cho đến nay). Từ kiến nghị này, cùng một số tình tiết phát sinh mới, HĐXX đã tuyên trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Theo Cao Nguyên (Người lao động)

'Ông lớn' cung cấp trái cây Trung Quốc bị điều tra, Bộ Công Thương nêu khuyến cáo với doanh nghiệp Việt

Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động rà soát các hợp đồng, giao dịch và lô hàng có liên quan đến Công ty hữu hạn cổ phần sản phẩm trái cây Hồng Cửu Trùng Khánh hoặc các doanh nghiệp Trung Quốc đang bị điều tra, nhằm đề phòng rủi ro về tài chính, thanh toán...

Siết chặt kỷ cương, xóa bỏ lãng phí hướng tới một nền hành chính liêm chính và hiệu quả

Chiến lược quốc gia phòng, chống lãng phí đến năm 2035 được thực hiện theo hai giai đoạn, với mục tiêu xuyên suốt là ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng sử dụng lãng phí nguồn lực, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Chính phủ đặt kỳ vọng đến năm 2030, Việt Nam sẽ lọt vào top 50 quốc gia dẫn đầu thế giới về chính phủ điện tử và đứng thứ 3 trong ASEAN về phát triển kinh tế số.

Video