Cải cách tài chính công hướng đến phát triển bền vững

Phát biểu tại Diễn đàn Tài chính Việt Nam 2017 ngày 21/9, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, Bộ Tài chính đang khẩn trương nghiên cứu hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính NSNN theo hướng cơ cấu lại các khoản thu, nâng cao vai trò của các sắc thuế gián thu, giảm điều tiết từ thuế trực thu nhằm thu hút đầu tư, tạo điều kiện cho các DN và nguời dân tích lũy, mở rộng đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh.

[caption id="attachment_69258" align="aligncenter" width="700"] Diễn đàn Tài chính Việt Nam 2017 đề xuất các giải pháp cải cách hệ thống tài chính công nhằm mục tiêu phát triển bền vững[/caption]

Trong những năm qua, nền tài chính công Việt Nam cũng được đối mới theo hướng ngày càng minh bạch, hiệu quả, bền vững.

Hệ thống thể chế và khuôn khổ pháp lý về quản lý tài chính công đã được đổi mới đồng bộ. Hệ thống chính sách thu ngân sách được xây dụng theo đúng định hướng cải cách hệ thống thuế, phí, đảm bảo nguyên tắc công bằng, thông nhất, đồng bộ, minh bạch, dễ thực hiện; giảm nghĩa vụ thuế, cải thiện môi trường đầu tư, khuyến khích tích tụ vốn, phát triển sản xuất, kinh doanh; mở rộng diện thu; cắt giảm thuế quan, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; song song với việc tăng cường quản lý, hiện đại hóa công tác quản lý thu, đẩy mạnh chống thất thu, chống chuyển giá,… .

Đặc biệt Luật phí và Lệ phí năm 2015 đã chuyển một số khoản phí sang cơ chế giá, có đóng góp quan trọng vào khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng hoạt động ngoại thuơng, duy trì đà tăng trường hợp lý, bến vùng; là cơ sở bảo đảm nguồn thu ngân sách.

Về chi ngân sách nhà nước (NSNN), đã hoàn thiện khung pháp lý quản lý, phân bổ, sử dụng, kiểm soát chi ngân sách theo hướng tăng cường phân cấp, minh bạch; thực hiện tự chủ đối với các đơn vị hành chính, sự nghiệp công lập; tăng cường quản lý tài sản công. Luật NSNN năm 2015 ra đời, tiến thêm một bước quan trong trong quản lý NSNN tiếp cận các thông lệ hiện đại như quản lý ngân sách trung bạn; quản lý bội chi, vay nợ của các địa phương gần với khả năng trả nợ của địa phương; tăng cường phân cấp đi đôi với yêu câu giải trình, minh bạch ngân sách; siết chặt việc ứng trước, chuyến nguôn, bổ sung dự toán… Riêng về đầu tư, lần đầu tiến đã ban hành Luật đầu tư công, thực hiện quản lý đầu tư công theo kế hoạch trung hạn, gắn với các ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế xã hội cùng kỳ.

Về nợ công, lần đầu tiên ban hành Luật quản lý nợ công, đồng thời áp dụng đồng bộ các công cụ chiến lược, chương trình quản lý nợ trung hạn, kế hoạch vay trả nợ hàng năm và các chỉ tiêu giám sát nợ, đảm bảo an ninh tài chính quôc gia; thực hiện kiểm toán nhà nước về nợ công; thống kế và công khai thông tin về nợ công…

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, thời gian qua nền tài chính công cũng đối mặt với những thách thức, rủi ro nhất định. Đó là, quy mô thu ngân sách so với GDP giảm nhanh, cơ cấu thu chưa hợp lý; Nhu cầu chi ngân sách không ngừng tăng, vuợt khả năng cân đối nguồn lực, dẫn đến cân đối NSNN khó khăn, bội chi cao, tích lũy ngân sách cho đầu tư phát triển thấp. Cơ cấu chi ngân sách chưa hợp lý, tỷ trong chỉ thường xuyên tăng cao, chỉ đầu tư phát triển giảm; Nợ công và nghĩa vụ trả nợ tăng nhanh, áp lực trả nợ trong ngắn hạn lớn, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn nhưng chưa được kiểm soát chặt chẽ; nợ đọng xây dụng cơ bản và ứng trước ngân sách còn lớn; việc quản lý, sử dụng vốn vay còn bất cập; thiếu gắn kết giữa quyết định đầu tư với cân đối nghĩa vụ trả nợ. Việc sử dụng ngân sách và vốn đầu tư công còn lãng phí, thất thoát, kém hiệu quả.

Tại Nghị quyết số O7-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị, mục tiêu đến năm 2020, hệ thống chính sách thuế được sửa đổi theo hướng bao quát toàn bộ các nguồn thu, mở rộng cơ sở thu, nhất là các nguồn thu mới, phù hợp với thông lệ quộc tế; tăng tỷ trọng thu nội địa, bảo đảm tỷ trọng hợp lý giữa thuế gián thu và thuế trực thu, khai thác tốt thuế thu từ tài sản, tài nguyên, bảo vệ môi trường, hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội trong các săc thuế và chính sách miễn, giảm, giãn thuế, đảm bảo tính trung lập của thuế, góp phần tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, công bằng, khuyến khích đầu tư, điều tiết thu nhập hợp lý.

Từng bước cơ cấu lại chi NSNN theo hướng tăng hợp lý tỷ trọng chi đầu tư, giảm dần tỷ trọng chỉ thường xuyên gần với đối mới mạnh mẽ khu vực sự nghiệp công lập theo hướng tăng cường tự chủ tài chính, chuyển đổi từ cơ chế NSNN hỗ trợ cho các đơn vị sự nghiệp công lập sang cơ chế hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng người nghèo, đối tượng chính sách khi sử dụng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu… từng bước triển khai quản lý chi ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ gắn với thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng cho rằng, trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, NSNN sẽ phải đối mặt với những thách thức, như: tăng trưởng kinh tế còn khó khăn ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn thu, trong khi áp lực tăng chi ngân sách vẫn có xu hướng tăng, nhất là đối với yêu cầu chi cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chi cho đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo. Đây là một trong những nguyên nhân làm bội chi ngân sách và nợ công tăng cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh tài chính công.

Để thực hiện những định hướng chính sách về cơ cấu lại ngân sách nhà nước và quản lý nợ công nhằm đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững, Bộ Tài chính đang nghiên cứu xây dựng trình các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan về thuế, phí, lệ phí, chi ngân sách nhà nước và quản lý nợ công như Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT, Luật Thuế TTĐB, Luật Thuế TNDN, Luật Thuế TNCN, Luật Thuế  Tài nguyên và Luật Quản lý nợ công.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng sẽ hướng dẫn thực hiện tốt các quy định của Luật NSNN và các quy định có liên quan về kế hoạch tài chính trung hạn, khoán chi hành chính, cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài sản công... góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững.

Với chủ đề “Cải cách tài chính công hướng đến phát triển bền vững”, Diễn đàn Tài chính Việt Nam 2017  là một trong những hoạt động được USAID hỗ trợ trong khuôn khổ Dự án Quản trị Nhà nước nhằm Tăng trưởng Toàn diện (GIG).

Đây là diễn đàn thường niên do Bộ Tài chính tổ chức, bắt đầu từ năm 2017.

Tags:

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video