Cách mà Unilever tìm kiếm một ý tưởng tỉ đô, với chi phí chỉ bằng một phần nhỏ
Bỏ ra 1 tỉ đô la để mua 1 công ty 5 năm tuổi là việc không hề dễ dàng.
Đó chính là điều mà Unilever đã làm khi mua Dollar Shave Club hồi năm ngoái. Hiện tại, tập đoàn tiêu dùng này đang tìm kiếm sự đổi mới từ bên ngoài bằng cách xây dựng một không gian làm việc chung tại Singapore.
Không gian làm việc chung LEVEL3, là một khu vực làm việc mở với sức chứa 50 start-up và được nối với một cầu thang dẫn đến văn phòng chính của Unilever.
“Tốc độ đổi mới chưa bao giờ nhanh như vậy”, Paul Polman, CEO của Unilever phát biểu trước đám đông trong buổi khai trương LEVEL3. “Việc này đã khiến nhiều công ty và cá nhân cảm thấy lúng túng”.
“Ngày càng có nhiều ý tưởng xuất phát từ bên ngoài 4 bức tường văn phòng của Unilever. Chúng tôi cần thu hút và hợp tác với các dự án đó”, Jonathan Hammond, người đứng đầu Unilever Foundry - sáng kiến kết nối các thương hiệu của Unilerver với cộng đồng khởi nghiệp toàn cầu cho hay.
[caption id="attachment_49391" align="aligncenter" width="530"]
Các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ có thể đăng ký làm việc tại không gian làm việc chung này với mức giá từ 300 đô cho một bàn làm việc đến 3.000 đô cho một phòng làm việc nhỏ. Ben & Jerry's, một nhãn hiệu của Unilever, đã sắp xếp một số bàn làm việc tại đây, với mong muốn sẽ được hợp tác với một vài dự án khởi nghiệp trong một số lĩnh vực nhất định.
Snapcart, một nền tảng thương mại điện tử cung cấp khuyến mại của Indonesia đang lên kế hoạch mở rộng ở thị trường Singapore cũng đã lập một gian hàng ở đây.
“Điều quan trọng cho chúng tôi là tiếp cận được với các công ty đa quốc gia”, Reynazran Royono, người sáng lập kiêm CEO của Snapcart, nói với CNBC.
Nhưng không phải công ty đa quốc gia nào hợp tác với tiểu thương cũng thành công. Coca-cola vừa mới đóng cửa chương trình Founders của mình, Đây là một chương trình bồi dưỡng các dự án khởi nghiệp trẻ với mong muốn tìm kiếm sự đổi mới cho chính công ty này.
Theo CNBC/NDH