Các yếu tố quyết định cho phát triển ngành tôm

Giá nguyên liệu đầu vào cao, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, đang là những lo lắng của người dân nuôi tôm Việt Nam.

[caption id="attachment_56015" align="aligncenter" width="660"] Ảnh minh họa[/caption]

Sáng 9/5, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Những vấn đề đặt ra trong sản xuất và cung ứng tôm giống”.

Theo ông Trần Đình Luân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), trong những năm gần đây, thị trường tôm giống tăng trưởng rất nhanh và hiện có khoảng 1.800 cơ sở sản xuất tôm giống. Đối với tôm thẻ chân trắng hiện có khoảng 566 cơ sở và trên 1.300 cơ sở sản xuất tôm sú giống. Các cơ sở sản xuất tôm giống này có công suất đáp ứng đủ nhu cầu cho thị trường hiện nay. Đáng lưu ý, vẫn còn nhiều cơ sở sản xuất tôm giống không đạt chất lượng.

Tuy nhiên, đối với tôm giống thẻ chân trắng hiện Việt Nam vẫn phải nhập ngoại trên 90%. Còn đối với tôm sú giống vẫn phụ thuộc vào nguồn khai thác, đánh bắt tự nhiên.

Để chủ động được nguồn tôm giống, theo ông Luân, cách đây nhiều năm, ngành nông nghiệp đã có nhiều chương trình đề tài nghiên cứu chọn lọc, nhằm chủ động được nguồn tôm giống bố, mẹ. Đến nay, Việt Nam đã chủ động được một phần tôm giống bố, mẹ. Bên cạnh đó, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào quá trình chọn, tạo tôm giống để cung ứng cho thị trường trong nước.

Liên quan đến các rào cản, hạn chế năng lực cung ứng nguồn tôm giống của các cơ sở sản xuất tôm giống trong nước, ông Lê Anh Xuân, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty N.G Vietnam cho rằng, mặc dù số lượng cơ sản xuất tôm giống của nước ta đủ về mặt số lượng nhưng lại hạn chế về mặt chất lượng. Điều này, ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành tôm.

Mặc dù, có một số cơ sở đã đưa ra thị trường tôm giống bố, mẹ đã được gia hóa, tuy nhiên nguồn tôm hậu bị lại đều là tôm nhập ngoại. Bên cạnh đó, khâu tổ chức sản xuất của các cơ sở này đều có hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ, khả năng tiếp thu tiến bộ kỹ thuật chưa tốt. Điều này dẫn đến việc chưa đủ điều kiện sản xuất tôm giống an toàn sinh học, đáp ứng quy mô nuôi trồng lớn.

Để giúp người dân chọn lọc được tôm giống bố, mẹ đúng cách, đạt tiêu chuẩn, ông Xuân cho rằng, tôm bố, mẹ phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, phải thể hiện tốc độ tăng trưởng nhanh và hạn chế được dịch bệnh...

Tuy nhiên, thực tế, chất lượng tôm giống trên thị trường hiện không đồng đều, giá cả mỗi nơi một kiểu. Do đó, ông Xuân khuyến cáo bà con nên chọn mua tôm giống từ các cơ sở có uy tín. Đối với cơ quan quản lý nhà nước, ông Xuân kiến nghị cần tăng cường, thường xuyên kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất tôm giống, bởi hiện đã có đầy đủ công nghệ để kiểm tra.

Theo ông Trần Đình Luân bổ sung, hiện người nuôi nhỏ lẻ vẫn khó tiếp cận được với các cơ sở tôm giống có uy tín. Chẳng hạn, một hộ nuôi nhỏ ở tỉnh Cà Mau không thể ra tận Bình Thuận để mua tôm giống. Do đó, để giải quyết vấn đề này ông Luân cho rằng, cần phải tổ chức lại sản xuất, liên kết thành các tổ hợp tác, hợp tác xã... giúp giảm chi phí đầu vào.

Theo Trí thức trẻ/Chinhphu.vn

Tags:

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video