Các địa phương của Việt Nam sẽ kêu gọi đầu tư vào 52 dự án, tổng vốn 7.300 triệu USD tại Hội nghị Việt –Pháp lần thứ 10 sắp diễn ra tại Cần Thơ

Chiều ngày 5/9, UBND thành phố Cần Thơ - đơn vị đăng cai tổ chức Hội nghị  hợp tác giữa các địa phương Việt Nam – Pháp lần thứ 10 diễn ra từ ngày 14-16/9, đã tổ chức họp báo thông tin về các chương trình nghị sự liên quan.

Hoi nghi hop tac VN - Phap

Theo ban tổ chức, Hội nghị hợp tác Việt  – Pháp lần thứ 10  với chủ đề “Hướng tới đối tác kinh tế hiệu quả và bền vững” có trên 800 đại biểutham dự, gồm đại diện 13 vùng, 44 doanh nghiệp và tổ chức Pháp cùng 40 địa phương Việt Nam.

Thông tin cho biết, ngoài 02 phiên khai mạc và bế mạc, tại Hội nghị sẽ diễn ra 05 Hội thảo chuyên đề: Hợp tác Kinh tế và du lịch; Giáo dục – Y tế; Môi trường; Biến đổi khí hậu và Nông/ Ngư nghiệp; Phát triển đô thị; Văn hóa – Di sản. Ngoài các Hội thảo vừa nêu, còn có các hoạt động bên lề, gồm: Tọa đàm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại Việt – Pháp vào chiều 15/9, tại Khách sạn Mường Thanh; Những ngày văn hóa Việt – Pháp và Hội chợ Việt – Pháp từ 15-17/9 tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư – Thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ.

Theo ông Trương Quang Hoài Nam, Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ , Việt Nam là 1 trong 5 nước trên thế giới chịu tác động của biến đổi khí hậu, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sẽ là 1 trong 3 đồng bằng lớn trên thế giới sẽ bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, vấn đề này sẽ được tập trung thảo luận trong các Hội thảo.

Với Tọa đàm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại Việt – Pháp, tuy là hoạt động bên lề nhưng với chủ đề “Hợp tác phát triển Nông nghiệp và Du lịch  bền vững”, nhưng được xem là được xem là khá quan trọng, bởi tại tọa đàm này các địa phương của Việt Nam sẽ kêu gọi đầu tư vào 52 dự án thuộc lĩnh vực Nông nghiệp – Du lịch, có tổng vốn đầu tư FDI và ODA là 7.300 triệu USD. Trong đó, thành phốCần Thơ có 02 dự án kêu gọi đầu tư là: Khu du lịch Cồn Sơn và khu nông nghiệp công nghệ cao 2, với số vốn kêu gọi đầu tư là: 126 triệu USD, ông Nguyễn Khánh Tùng, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư – Thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ, cho biết thêm:

Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam – Pháp (còn gọi là Hội nghị Hợp tác phi tập trung Việt - Pháp) là hoạt động hợp tác giữa các địa phương Việt Nam và Cộng hòa Pháp được khởi nguồn từ năm 1989. Hội nghị được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1996 tại thành phố Lille – Pháp, kể từ năm 2005 Hội nghị được tổ chức luân phiên giữa các tỉnh/thành phố của Việt Nam và Pháp đều đặn 2-3 năm một lần.

Trước khi TP. Cần Thơ đăng cai Hội nghị lần thứ 10, Việt Nam đã có 02 địa phương đăng cai gồm: tỉnh Thừa Thiên Huế (HN lần thứ 6, tổ chức năm 2005), thành phố Hải Phòng (HN lần thứ 8, tổ chức năm 2010). Trước đó, Hội nghị hợp tác phi tập trung lần thứ 9 được tổ chức từ ngày 09-12/6/2013 tại thành phố Brest (Pháp) với sự tham gia của 16 tỉnh, thành phố Việt Nam và 22 địa phương và tổ chức của Pháp.

Tại Hội nghị, một số địa phương Việt Nam và Pháp đều ký kết các thỏa thuận hợp tác và các dự án ODA, dự án FDI. Hội nghị lần thứ 10 tại Cần Thơ, được kỳ vọng sẽ thắt chặt hơn quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Pháp, tạo cơ hội cho các địa phương mở rộng hợp tác trên cách lĩnh vực .

Trường Ca

Tags:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video