Cả ngàn người ở Bình Dương cùng tố giác doanh nghiệp bất động sản

Cơ quan điều tra đã khởi tố 15 vụ án với 16 bị can. Số tiền các bị can lừa đảo trong 15 vụ án này ước tính vài trăm tỉ đồng.

Ngày 14-8, Đại tá Trần Văn Chính, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương, cho biết cơ quan này đã tiếp nhận hàng ngàn đơn thư khiếu nại, tố giác liên quan đến các dự án bất động sản.

Theo ông Chính, trong sáu tháng đầu năm 2022, Công an tỉnh đánh giá tình hình khiếu kiện đông người liên quan đến các dự án bất động sản có xu hướng gia tăng. Theo đó, khoảng 66 dự án bất động sản của nhiều doanh nghiệp, công ty trên địa bàn bị người dân khiếu nại, tố giác vì có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Cả ngàn người ở Bình Dương cùng tố giác doanh nghiệp bất động sản - Ảnh 1.

Lãnh đạo Công ty BĐS Bình Dương City Land đã bị bắt giam vì tự vẽ dự án bán cho khách hàng

Đáng chú ý, nhiều dự án có từ vài trăm tới hàng ngàn người dân cùng khiếu nại, tố giác. Cơ quan điều tra đã khởi tố 15 vụ án với 16 bị can. Số tiền các bị can lừa đảo trong 15 vụ án này qua thống kê sơ bộ ước tính vài trăm tỉ đồng.

Theo công an, các chủ đầu tư đã lợi dụng những sơ hở, thiếu sót trong công tác thẩm định, cấp phép xây dựng các dự án để lách luật huy động vốn trái phép, sau đó không bàn giao nhà, đất cho người dân như đã cam kết ban đầu dẫn đến bức xúc, phát sinh khiếu kiện.

Theo tìm hiểu của phóng viên, trong khoảng 5 năm trở lại đây, Bình Dương xuất hiện nhiều dự án đất nền, nhà phố, lợi nhuận từ kinh doanh, môi giới ở lĩnh vực này khá hấp dẫn. Cũng từ đó, nhiều cá nhân tự lập công ty bất động sản để phân phối dự án. Sau đó, họ tự vẽ dự án để bán cho khách hàng nhẹ dạ, thu lợi bất chính số tiền lớn rồi cao chạy xa bay.

Theo Thảo Nguyễn (Người lao động)

'Ông lớn' cung cấp trái cây Trung Quốc bị điều tra, Bộ Công Thương nêu khuyến cáo với doanh nghiệp Việt

Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động rà soát các hợp đồng, giao dịch và lô hàng có liên quan đến Công ty hữu hạn cổ phần sản phẩm trái cây Hồng Cửu Trùng Khánh hoặc các doanh nghiệp Trung Quốc đang bị điều tra, nhằm đề phòng rủi ro về tài chính, thanh toán...

Siết chặt kỷ cương, xóa bỏ lãng phí hướng tới một nền hành chính liêm chính và hiệu quả

Chiến lược quốc gia phòng, chống lãng phí đến năm 2035 được thực hiện theo hai giai đoạn, với mục tiêu xuyên suốt là ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng sử dụng lãng phí nguồn lực, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Chính phủ đặt kỳ vọng đến năm 2030, Việt Nam sẽ lọt vào top 50 quốc gia dẫn đầu thế giới về chính phủ điện tử và đứng thứ 3 trong ASEAN về phát triển kinh tế số.

Video