Bộ Thông tin & Truyền thông đề xuất cho nhà mạng làm thanh toán điện tử

Kiến nghị Chính phủ cho nhà mạng làm thanh toán, ông Nguyễn Mạnh Hùng tin rằng các ngân hàng điện tử có thể phủ tới 100% dân số. 

Tại buổi làm việc của Thủ tướng với Bộ Thông tin & Truyền thông diễn ra ngày 8/9, Quyền Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã kiến nghị Thủ tướng xem xét cho sử dụng hạ tầng, tài khoản viễn thông và thẻ cào viễn thông của các nhà mạng để triển khai thanh toán điện tử.

Chi tiết hơn, Bộ đề nghị lãnh đạo Chính phủ cho phép sử dụng thẻ cào viễn thông để nạp tiền cho các dịch vụ nội dung số, nhằm phát triển các dịch vụ này theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, cơ quan này cũng nhấn mạnh thẻ cào viễn thông không phải là phương tiện thanh toán, càng không phải là trung gian thanh toán.

Đồng thời Bộ Thông tin & Truyền thông cũng đề nghị Thủ tướng cho phép triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông để thanh toán các dịch vụ có giá trị nhỏ. Hiện nay, tài khoản viễn thông chỉ được dùng để thanh toán cho các dịch vụ viễn thông trên nền mạng viễn thông. Theo Bộ Thông tin & Truyền thông, tài khoản viễn thông có vùng phủ xấp xỉ 100% dân số trong khi tài khoản ngân hàng chỉ có độ phủ 30-40%. Ông Hùng nói, chỉ cần Chính phủ cho phép thì chỉ ngay ngày hôm sau ngân hàng điện tử có thể phủ tới 100% dân số.

“Do đó, bằng cách này chúng ta có thể triển khai ngay thanh toán điện tử trên phạm vi cả nước, tránh được nguy cơ các đối tác nước ngoài vào Việt Nam  chiếm lĩnh thanh toán điện tử”, Quyền Bộ trưởng nói.

Liên quan đến hạ tầng thanh toán điện tử, Bộ cũng đề nghị Thủ tướng xem xét, chỉ đạo ngân hàng nhà nước cấp phép cho doanh nghiệp Viettel, VNPT làm dịch vụ chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử, làm trung gian kết nối giữa các ngân hàng và các doanh nghiệp, các doanh nghiệp và cá nhân.

Theo lãnh đạo Bộ Thông tin & Truyền thông, hiện các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đều có tiềm lực mạnh về khoa học, công nghệ, tài chính, có hạ tầng và các kênh bán hàng rộng khắp trên cả nước. Do đó, việc cấp phép cho các doanh nghiệp viễn thông sẽ tận dụng hiệu quả các thế mạnh sẵn có góp phần thúc đẩy hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Việc các đại gia viễn thông lấn sân làm thanh toán điện tử đã trở thành một xu hướng rõ nét trên thế giới. Ngay cả Việt Nam, các nhà mạng cũng đã đẩy mạnh làm thanh toán di động. Ngay từ khi ra mắt dịch vụ BankPlus vào đầu 2011, Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel đã đặt mục tiêu biến mỗi chiếc điện thoại cá nhân trở thành một điểm giao dịch ngân hàng. Nhiều năm qua, các nhà mạng cũng liên tục mở rộng hợp tác để trở thành một kênh thanh toán của các đối tác. 

Theo Nguyễn Hà Vnexpress

Tags:

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video