Bloomberg nói gì về Việt Nam khi xuất khẩu tăng nhưng PMI lại giảm trong tháng 8?

Số liệu cho thấy triển vọng khó lường của các quốc gia xuất khẩu hàng đầu châu Á: Việt Nam, Thái Lan, Hàn Quốc.

Bloomberg nói gì về Việt Nam khi xuất khẩu tăng nhưng PMI lại giảm trong tháng 8?

Dữ liệu mới nhất về tình hình thương mại của ​​Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam đang cho thấy triển vọng khó lường của các nền kinh tế xuất khẩu hàng đầu châu Á: có thể tốt, có thể xấu, hoặc thậm chí là tồi tệ. Theo những dữ liệu mới công bố gần đây, cả ba quốc gia nói trên đều có sự cải thiện về xuất khẩu, cho dù con số tăng trưởng kinh tế mới nhất của Hàn Quốc và Thái Lan vẫn âm.

Bloomberg nhận định, một loạt rủi ro vẫn đè nặng lên các chuỗi cung ứng trong khu vực. Trong đó bao gồm diễn biến ngày càng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, sự quay trở lại của Covid-19 và các hạn chế di chuyển, chưa kể tới sự khó đoán của cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ.

Tuy nhiên hiện tại, ít ra Hàn Quốc cũng có dữ liệu tương đối tốt. Các số liệu thương mại được công bố hôm 1/9 cho thấy sự suy yếu của xuất khẩu đã giảm dần trong tháng 8. Mức giảm trung bình hàng ngày đối với các chuyến hàng ra nước ngoài giờ chỉ còn 3,8%.

GDP quý II của Hàn Quốc cũng đã có kết quả tốt hơn một chút so với ước tính ban đầu. PMI sản xuất vẫn tiếp tục tăng lần thứ ba, sau đợt giảm 4 tháng liên tiếp kể từ tháng 2. Đó chính là một số tín hiệu tích cực về sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu.

Bloomberg nói gì về Việt Nam khi xuất khẩu tăng nhưng PMI lại giảm trong tháng 8? - Ảnh 1.

Ngược lại, không có quá nhiều cải thiện ở Thái Lan. Xuất khẩu đã giảm 11,9% trong tháng 7 so với cùng kỳ, theo số liệu được Ngân hàng Trung ương Thái Lan công bố hôm 31/8. Tuy nhiên, mức giảm này chỉ còn tương đương khoảng một nửa mức giảm khoảng thời gian trước đó.

Với ngành công nghiệp du lịch, xuất khẩu dịch vụ gần như đóng băng hoàn toàn. Điều đó khiến các nhà hoạch định chính sách gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các nguồn động lực tăng trưởng kinh tế khác. Phó Thủ tướng Thái Lan cho rằng sản xuất cây gai dầu là một động lực mới cho doanh thu xuất khẩu.

Theo Bloomberg, Việt Nam là một trong những nền kinh tế hiếm hoi trên thế giới có cơ hội tăng trưởng dương trong năm 2020. Kim ngạch xuất khẩu trong tháng 8 so với tháng trước tăng tới 6,5%, đây là mức tăng cao nhất kể từ tháng 2. Điều đó đã giúp cho kim ngạch đầu năm đến nay vẫn tăng so với cùng kỳ năm 2019.

Tuy nhiên, có thể vẫn sẽ còn một con đường khó khăn hơn phía trước: PMI của Việt Nam tiếp tục giảm trong tháng 8, cho thấy các nhà máy đang thận trọng với một số rủi ro thương mại. Bloomberg cho rằng, mọi thứ cũng có thể trở nên đặc biệt phức tạp đối với các nhà hoạch định chính sách Việt Nam khi thúc đẩy đầu tư và nhu cầu hàng hóa trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.

Theo Tổ Quốc, Bloomberg

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video