Bình ổn giá thuốc: Ít người biết vì nhà thuốc không thông báo

Nhiều người chưa biết về chương trình bình ổn giá thuốc do một số nhà thuốc không treo bảng thông báo và hướng dẫn cho người mua.

[caption id="attachment_23984" align="aligncenter" width="660"]Một trong những hiệu thuốc có thông báo điểm bán thuốc bình ổn. (Ảnh: Internet) Một trong những hiệu thuốc có thông báo điểm bán thuốc bình ổn. (Ảnh: Internet)[/caption]

Thuốc tân dược là mặt hàng thiết yếu nhưng khó kiểm soát về chất lượng, giá cả. Nhiều khi người bệnh phải trả tiền thuốc giá cao nhưng chất lượng không đảm bảo.

Trong 5 năm qua, TP HCM là địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai Chương trình “Bình ổn thị trường các mặt hàng dược phẩm thiết yếu”, bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân. Bằng chương trình này, 5 năm qua giá thuốc luôn ổn định và thấp hơn giá thị trường từ 5 -10%.

Bà Nguyễn Thị Mọi, 75 tuổi, nhà ở Quận 9, TP HCM bị bệnh tim và khớp. Mỗi tháng, bà phải đến Viện Tim TP HCM và Bệnh viện 115 khám bệnh và chi trả gần 600.000 đồng cho toa thuốc của mình hoàn toàn bằng tiền túi vì không có bảo hiểm. Số tiền thuốc đều đặn hàng tháng là khoản chi phí khá lớn đối với gia đình bà.

Tuy nhiên, từ khi có chương trình bình ổn giá thuốc, bà Mọi mua thuốc của các cửa hàng tham gia chương trình, yên tâm về chất lượng và tiết kiệm được một ít tiền vì giá thuốc bình ổn thấp hơn thị trường gần 10%.

“Từ khi có chương trình bình ổn giá thuốc, tháng nào tôi cũng đến cửa hàng tham gia chương trình để mua thuốc. Chất lượng thuốc tốt nhưng giá thuốc rẻ hơn những nơi khác đã giúp gia đình giảm được nhiều chi phí trong việc điều trị bệnh”, bà Mọi chia sẻ.

Hiện nay, tất cả các bệnh viện tại TP HCM đều có cửa hàng thuốc bình ổn giá. Các cửa hàng bình ổn giá thuốc cũng có mặt ở nhiều quận, huyện. Tổng cộng, thành phố có gần 4.000 nhà thuốc bình ổn giá, chiếm trên 70% tổng số nhà thuốc. Hiện có 14 doanh nghiệp tham gia chương trình này với gần 670 mặt hàng thuốc, chủ yếu điều trị các bệnh thường gặp, bệnh mãn tính và thuốc chuyên khoa.

Để thuốc đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý, Sở Y tế và Sở Tài chính TP HCM đã thẩm định danh mục thuốc và giá thuốc, các doanh nghiệp phân phối trực tiếp cho các nhà thuốc,tránh qua nhiều khâu trung gian, đẩy giá lên cao.

Ông Trương Thành Tâm, Giám đốc Công ty CP Dược phẩm Agimexpharm, chi nhánh TP HCM cho biết, công ty có đội ngũ Marketing phân phối thuốc trực tiếp đến các cơ sở tham gia bình ổn giá thuốc, đảm bảo không thiếu thuốc cung cấp thuốc, kịp thời đến các nhà phân phối để cho bệnh nhân sử dụng giá thuốc hợp lý và chất lượng.

Mặc dù chương trình bình ổn giá thuốc của thành phố đã tạo điều kiện cho người bệnh, nhất là người nghèo, mua được thuốc chất lượng với giá hợp lý, hạn chế tình trạng một số nhà thuốc lợi dụng lúc khan hàng đẩy giá thuốc lên cao. Tuy nhiên, còn nhiều người chưa biết về chương trình này, một số nhà thuốc không treo bảng thông báo bình ổn và hướng dẫn cho người mua. Một số người mua thuốc còn thói quen tiện đâu mua đó, đồng thời cũng không loại trừ có một số trường hợp bác sĩ kê toa “bắt tay” với nhà thuốc để bán thuốc.

Dược sĩ Trần Hồng Vũ, chủ cửa hàng thuốc Lê Quang ở đường Tên Lửa, quận Bình Tân khuyến cáo: Những người bị các bệnh phải điều trị lâu dài như huyết áp, tiểu đường… rất cần được hướng dẫn mua các loại thuốc của chương trình này.

Sau khi bình ổn giá nhiều loại thuốc sản xuất trong nước, thời gian tới, Sở Y tế TP HCM sẽ mở rộng bình ổn giá đối với một số loại thuốc ngoại nhập - những mặt hàng mà các nhà thuốc thường lợi dụng độc quyền, khan hàng để đẩy giá lên cao.

“Sở Y tế tiến hành phân tích xem thị trường thuốc thiếu hụt ở mảng nào sẽ đề nghị các doanh nghiệp tham gia. Sở quan tâm nhiều hơn về nhóm thuốc ngoại nhập, nhất là thuốc ngoại nhập đã hết bản quyền nhưng bất cứ công ty nào cũng có thể khai thác sản xuất. Những thuốc này đã có nhiều ở việt Nam nhưng chúng ta vẫn nhập khẩu”, bà Phạm Khánh Phong Lan, Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM cho biết.

Cùng với việc chống thuốc lậu và ngăn ngừa tình trạng đẩy giá thuốc lên cao, Sở Y tế TP HCM sẽ tăng các điểm bán thuốc bình ổn và mở rộng thêm bình ổn thuốc ngoại nhập. Bên cạnh đó, ngành y tế cũng tăng cường việc tuyên truyền để người dân biết về chương trình bình ổn giá thuốc, tiếp cận được thuốc với giá tốt và chất lượng./.

Tags:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video