Bắt nguyên Tổng giám đốc Công ty CP du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Liên quan đến nhiều sai phạm gây thiệt hại ngân sách nhà nước gần 11 tỷ đồng, ông Trần Tuấn Việt, nguyên Tổng giám đốc Công ty CP du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu bị bắt giữ.

Ngày 20/1, Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng ông Trần Tuấn Việt, nguyên Tổng giám đốc Công ty CP du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Sáng cùng ngày, cơ quan chức năng đã đã đến nhà riêng của ông Việt tại TP Vũng Tàu làm các thủ tục bắt giữ.

Bat nguyen Tong giam doc Cong ty CP du lich tinh Ba Ria - Vung Tau hinh anh 1 images1596465_Viet_1.jpg

Ông Trần Tuấn Việt bị công an bắt giữ vì liên quân đến nhiều sai phạm gây thiệt hại ngân sách nhà nước gần 11 tỷ đồng. Ảnh: CTV.

Theo công an, việc khởi tố, bắt giữ ông Trần Tuấn Việt được xuất phát từ kiến nghị của Thanh tra tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ tháng 12/2016.

Ông Việt dính đến một số vụ sai phạm gây thiệt hại tài sản Nhà nước số tiền gần 11 tỷ đồng.

Cụ thể, sai phạm trong quản lý 650 triệu đồng khi tổ chức Liên hoan diều quốc tế lần thứ IV năm 2012; chuyển nhượng tài sản, lợi thế quyền thuê đất giữa Công ty CP du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với Công ty CP xây lắp và địa ốc Vũng Tàu gây thiệt hại hơn 3,2 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, ông Trần Tuấn Việt liên quan đến vụ nhận chuyển nhượng 70% cổ phần của Công ty TNHH Sammei Tranding Development và thương hiệu Sammy gây thiệt hại tài sản nhà nước gần 7,3 tỷ đồng và chấp thuận ứng tiền cho một cá nhân gây thiệt hại hơn 600 triệu đồng.

Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang tiếp tục mở rộng điều tra làm rõ vụ án.

Theo Zing

'Ông lớn' cung cấp trái cây Trung Quốc bị điều tra, Bộ Công Thương nêu khuyến cáo với doanh nghiệp Việt

Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động rà soát các hợp đồng, giao dịch và lô hàng có liên quan đến Công ty hữu hạn cổ phần sản phẩm trái cây Hồng Cửu Trùng Khánh hoặc các doanh nghiệp Trung Quốc đang bị điều tra, nhằm đề phòng rủi ro về tài chính, thanh toán...

Siết chặt kỷ cương, xóa bỏ lãng phí hướng tới một nền hành chính liêm chính và hiệu quả

Chiến lược quốc gia phòng, chống lãng phí đến năm 2035 được thực hiện theo hai giai đoạn, với mục tiêu xuyên suốt là ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng sử dụng lãng phí nguồn lực, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Chính phủ đặt kỳ vọng đến năm 2030, Việt Nam sẽ lọt vào top 50 quốc gia dẫn đầu thế giới về chính phủ điện tử và đứng thứ 3 trong ASEAN về phát triển kinh tế số.

Video