Bắt kẻ cầm đầu vụ hạ độc hơn 10 ha rừng thông 20 năm tuổi

Công an tỉnh Lâm Đồng đã bắt giữ kẻ thuê người hạ độc 3.500 cây thông 20 năm tuổi ở xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà.

Sáng 2/6, đại tá Vũ Nhân Khánh, Phó giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết cơ quan điều tra đã bắt Bạch Đình Kế (37 tuổi, ngụ xã Tân Hà, huyện Lâm Hà). Kế là kẻ chủ mưu vụ phá hơn 10 ha rừng thông tại xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà.

Tên này thuê Ngô Văn Diệm (ngụ xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà) hạ độc 3.500 cây thông ở xã Tân Thanh.

Công an đã khám xét căn nhà của Kế tại xã Tân Hà. Căn nhà được bao quanh bởi hàng rào sắt, tường xây dày đến 40 cm.

Trước cửa và xung quanh nhà, Kế đều lắp camera theo dõi người lạ, tầng hầm phía sau có lối thoát nếu thấy động.

Bat ke cam dau vu ha doc hon 10 ha rung thong 20 nam tuoi hinh anh 1
Ba người liên quan vụ đầu độc hơn 10 ha rừng thông thực nghiệm hiện trường. Ảnh: Minh Lộc.

Theo đại tá Khánh, khi công an lập ban chuyên án điều tra vụ đầu độc hơn 10 ha rừng thông tại huyện Lâm Hà, Kế bỏ trốn sang tỉnh Gia Lai rồi qua Lào.

“Công an tỉnh Lâm Đồng đã báo cáo Bộ Công an để phối hợp với cơ quan chức năng nước bạn truy bắt Kế”, ông Khánh nói.

Theo điều tra, sau khi được Kế thuê, Diệm thuê lại Nguyễn Văn Lợi (22 tuổi), Dương Văn Hồng (52 tuổi, cùng huyện Lâm Hà) và một số người khác với giá 500.000-700.000 đồng/ngày công để phá rừng.

Bat ke cam dau vu ha doc hon 10 ha rung thong 20 nam tuoi hinh anh 2
Hơn 10 ha rừng thông 20 năm tuổi bị nhóm Kế thuê đầu độc chết. Ảnh: Minh Lộc.

Nhóm trên khoan lỗ đổ thuốc diệt cỏ, hủy hoại rừng thông tại tiểu khu 292 ở huyện Lâm Hà. Vụ việc làm chết hơn 10 ha rừng, ước tính thiệt hại trên 800 triệu đồng.

Công an tỉnh Lâm Đồng đã bắt giữ, khởi tố 3 người gồm: Ngô Văn Diệm, Nguyễn Văn Lợi, Dương Văn Hồng về tội Hủy hoại tài sản.

Theo Zing

'Ông lớn' cung cấp trái cây Trung Quốc bị điều tra, Bộ Công Thương nêu khuyến cáo với doanh nghiệp Việt

Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động rà soát các hợp đồng, giao dịch và lô hàng có liên quan đến Công ty hữu hạn cổ phần sản phẩm trái cây Hồng Cửu Trùng Khánh hoặc các doanh nghiệp Trung Quốc đang bị điều tra, nhằm đề phòng rủi ro về tài chính, thanh toán...

Siết chặt kỷ cương, xóa bỏ lãng phí hướng tới một nền hành chính liêm chính và hiệu quả

Chiến lược quốc gia phòng, chống lãng phí đến năm 2035 được thực hiện theo hai giai đoạn, với mục tiêu xuyên suốt là ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng sử dụng lãng phí nguồn lực, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Chính phủ đặt kỳ vọng đến năm 2030, Việt Nam sẽ lọt vào top 50 quốc gia dẫn đầu thế giới về chính phủ điện tử và đứng thứ 3 trong ASEAN về phát triển kinh tế số.

Video