Bà Thái Hương: Đã có những doanh nghiệp như TH Milk, đừng nói ngành nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ nữa

Đại gia ngành nông nghiệp đang lên tiếng để có những chính sách bảo vệ sản phẩm nông nghiệp phù hợp nhằm tạo một sân chơi khuyến khích sự phát triển của doanh nghiệp khi đầu tư vào ngành được xem là “rủi ro” như canh bạc này.

thai huong

Hoạt động đầu tư vào nông nghiệp đã thu hút được sự chú ý của nhiều doanh nghiệp trong các lĩnh vực trong thời gian vừa qua. Dẫn chứng là có nhiều tập đoàn lớn đã rót hàng nghìn tỷ tiền vốn vào lĩnh vực này, phát triển các sản phẩm nông nghiệp.

Song một vấn đề đặt ra cho nhiều doanh nghiệp nông nghiệp hiện nay, đó là chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển doanh nghiệp nông nghiệp như thế nào? Và việc thiết lập ra một sân chơi cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh để bảo vệ các sản phẩm nông nghiệp của các doanh nghiệp ra sao… thì vẫn là câu hỏi lớn đang được đặt ra.

Thiếu một chính sách đồng bộ...

Bức xúc trước thực trạng sản phẩm làm ra nhưng lại chưa được bảo vệ và có chính sách để sản phẩm được cạnh tranh bình đẳng trên thị trường, bà Thái Hương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn TH Group cho biết đã rót vốn đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa, áp dụng công nghệ cao với chu trình khép kín lên tới hàng trăm triệu USD.

Thế nhưng, sản phẩm làm ra lại không có quy định rõ ràng về quy chuẩn và chất lượng sản phẩm, nên đã phải chịu sức ép cạnh tranh không lành mạnh với các sản phẩm khác trên thị trường. Việc không có một quy chuẩn rõ ràng cho các sản phẩm sữa cũng đã khiến cho thị trường sữa kém tính minh bạch và không đảm bảo được quyền lợi cho người tiêu dùng.

“Chúng tôi cần mô tả rõ ràng sản phẩm công nghệ cao, từ khâu sản xuất, chế biến… hoàn chỉnh. Bộ Nông nghiệp đã có chính sách thu hút đầu tư tốt, nhưng cần bảo hộ sản phẩm của mình, bên cạnh gạo và các sản phẩm khác thì cần phải chú ý đến sữa” – bà Thái Hương khuyến nghị.

Phân tích cụ thể hơn về vấn đề này, bà Thái Hương cho rằng chất lượng sữa tốt hay xấu đều phụ thuộc vào nguyên liệu đầu vào. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang rất khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao. Thế nhưng, vấn đề đặt ra là quy chuẩn về sản phẩm chưa rõ ràng, nên cho đến nay những quy chuẩn mới được ban hành phù hợp với thực tiễn phát triển của thị trường sữa.

Bà Thái Hương nói: “Hiện vẫn chưa có quy chuẩn rõ ràng, nên ảnh hưởng lớn đến quyền lợi người tiêu dùng. Thực tế là có nhiều sản phẩm không đúng chất lượng nhưng vẫn được truyền thông quảng cáo khiến người tiêu dùng bị thiệt. Do đó sản phẩm nông nghiệp tốt rồi thì cần phải có quy chuẩn. Tôi không xin chính sách nhưng tôi cần sự minh bạch. Thị trường nhiều sản phẩm nhưng riêng sữa nếu không có quy chuẩn rõ ràng thì cực kỳ nguy hiểm cho trẻ em”.

Thì đại gia rót tiền cũng không mang lại hiệu quả

Ông Tống Xuân Chinh, Cục phó Chăn nuôi, cũng thừa nhận việc Bộ Y tế sử dụng khái niệm sữa tiệt trùng để chỉ tất cả các loại sữa dạng lỏng làm từ sữa bột và sữa tươi khiến cho người tiêu dùng nhầm lẫn, trực tiếp tác động đến việc tiêu thụ của sữa tươi.

“Chúng tôi đã nhiều lần ý kiến, Uỷ ban Khoa học Công nghệ và môi trường của Quốc hội cũng đã họp và kết luận phải sửa. Kế luận gửi Bộ Y tế từ lâu nhưng không hiểu sao đến giờ vẫn chưa thực hiện” – ông Chinh nói.

Mặc dù Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – ông Cao Đức Phát đã trực tiếp chỉ đạo cho Cục Chăn nuôi phải sớm hoàn thiện văn bản liên quan đến quy chuẩn sữa tươi trước ngày 30/6 tới đây, song đại diện của Bộ Công Thương cũng cho rằng động thái của Bộ Nông nghiệp cũng không thể giải quyết được vấn đề.

Theo vị này, đối với những sản phẩm sữa đã được đưa vào chế biến thì sẽ do Bộ Y tế ban hành quy chuẩn. Trên cơ sở đó Bộ Công Thương làm căn cứ để quy định về ghi nhãn. Do đó, mặc dù biết rằng khái niệm này gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, khi doanh nghiệp quảng cáo quá sự thật, nhưng vẫn không xử lý được nếu Bộ Y tế không sửa đổi quy định.

Ngành nông nghiệp đã có những bước tiến đáng kể trong thời gian qua khi hàng loạt các doanh nghiệp đầu tư với quy mô lớn, tạo ra những sản phẩm chất lượng cho người tiêu dùng. Việc thu hút đầu tư vào nông nghiệp là cần thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành nông nghiệp, song để doanh nghiệp có thể cạnh tranh trên thị trường, cần hơn nữa những chính sách khuyến khích và bảo vệ doanh nghiệp và các sản phẩm nông nghiệp.

Do vậy, bà Thái Hương cho rằng, Chính phủ cần tập trung đưa nông nghiệp lên tầm cao mới, thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp thông qua việc đầu tư của các doanh nghiệp. Có như vậy, nông nghiệp Việt Nam mới đủ sức cạnh tranh khi bước ra sân chơi hội nhập toàn cầu và thoát khỏi cảnh làm ăn manh mún, kém hiệu quả như hiện nay.

“Không nên nói doanh nghiệp Việt Nam manh mún nữa vì đã có những doanh nghiệp như TH đầu tư vào. Khi chúng tôi làm nông nghiệp công nghệ cao thì đã suy nghĩ thấu đáo, làm ra sản phẩm đều có tính chiến lược, ngoài gạo và thóc chúng tôi chọn sữa là rất quan trọng, vì trước năm 2009 thị trường sữa 92% là hoàn nguyên, thiếu nguyên liệu sữa tươi nhưng người nông dân vẫn phải đổ sữa nhưng đến nay tỷ lệ sữa tươi nguyên liệu đã tăng lên rất nhiều” – bà Thái Hương khẳng định.

Theo CafeF/Tri thức trẻ

Tags:

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video