APEC và đòn bẩy cho kinh tế Việt Nam

Việt Nam đang tất bật với chuỗi hoạt động của diễn đàn kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương. Hiếm khi nào người Việt háo hức với một sự kiện quốc tế lớn như thế, điều đó phần nào xóa bớt nỗi buồn do cơn bão só 12 mang đến. Những điều mà chúng ta chứng kiến trong những ngày vừa qua là sự chuyên nghiệp, hoành tráng và một hình ảnh đẹp của nước chủ nhà.

[caption id="attachment_73927" align="aligncenter" width="600"] APEC 2017 chính là đòn bẩy cho nền kinh tế Việt Nam.[/caption]

Sự xuất hiện dồn dập của các nguyên thủ hàng đầu thế giới, từ sự hoành tráng rình rang của Donald Trump cho đến sự giản dị của ông Duterte (Tổng thống Philippines) những hình ảnh đa sắc màu của nhiều nền văn hóa sẽ làm cho hình ảnh về đất nước con người Việt Nam xuất hiện trên truyền thông khắp thế giới. Đó là cái được đầu tiên cho giá trị Việt Nam trên trường quốc tế.

APEC xuất hiện đúng lúc kinh tế Việt Nam có dấu hiệu tăng trưởng tốt trở lại sau nhiều năm trầm lắng do nợ công, tăng chi thường xuyên và thua lỗ từ các tập đoàn nhà nước. APEC diễn ra với một chuỗi các hoạt động kinh tế: Diễn đàn, đối thoại, gặp gỡ… tìm kiếm cơ hội đầu tư giữa các bên, sự xích lại gần nhau hơn giữa các ý tưởng khởi nghiệp trong nước và tiềm lực tài chính dồi dào từ nước ngoài.

Giám đốc điều hành Phòng Thương mại Hoa Kỳ (AMCHAM) tại Hà Nội - ông Adam Sitkoff, khẳng định: “Mối quan tâm lớn nhất đối với các nền kinh tế thành viên APEC tại hội nghị năm nay là tìm ra con đường để đạt được hơn nữa tự do hóa thương mại ở Châu Á - Thái Bình Dương vào thời điểm chủ nghĩa bảo hộ và chống toàn cầu hóa gia tăng”.

Nhận định thức thời này đối lập với lý luận của ông chủ Alibaba rằng: “Những gì đúc kết được vì sao Ebay không thành công ở Trung Quốc đối với chúng tôi chính là việc một quốc gia không nên đến quốc gia khác để chiếm lĩnh, giành lấy mà nên hỗ trợ các đối tác, các doanh nghiệp bản địa. Nhiều người ghét toàn cầu hoá vì nhiều nước đến các quốc gia đầu tư chỉ vì khai thác nhân công, nguồn lực rẻ”.

Có thể sự quy kết của Jack Ma đúng với nền kinh tế Trung Quốc và bản thân Alibaba. Nhưng quan hệ thương mại của Việt Nam với các nền kinh tế APEC chiếm 79% tổng thương mại của cả nước. Các nền kinh tế APEC cũng đầu tư đáng kể ở Việt Nam, chiếm 80% tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài. Điều này khác xa năm 1990 khi Việt Nam khan hiếm đối tác thương mại sau khi Liên Xô sụp đổ.

APEC là cơ hội tốt để Việt Nam tận dụng nâng cấp quan hệ đối tác toàn diện với các nền kinh tế lớn, như đã làm với Canada cách đây ít hôm tại buổi hội đàm giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Canada Justin Trudeau. Điều đó có nghĩa hai bên chia sẻ ngày càng nhiều những lợi ích mà trước hết là về kinh tế.

Có thể viễn cảnh cho một nền thương mại tự do hóa tại Châu Á – Thái Bình Dương còn xa vì những mâu thuẫn đa phương diện, song nhiều chuyên gia nhận định thế kỷ 21 sẽ chứng kiến sự trỗi dậy của Châu Á khi mà lục địa già có dấu hiệu chững lại, Hoa Kỳ cũng đã xoay trục lợi ích về Biển Đông, trong đó Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng trong quan hệ bộ ba Mỹ - Nga - Trung Quốc.

Sau APEC sẽ là chuyến thăm chính thức của ông Trump tới nước chủ nhà, đây là cơ hội để Việt Nam thúc đẩy các chương trình phát triển kinh tế, an ninh, quốc phòng, quân sự, thương mại, giáo dục, môi trường, an sinh xã hội... Điều đó cũng đem lại lợi ích cho nước Mỹ bằng các cam kết đầu tư và gác lại nhanh hơn quá khứ.

Tags:

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video