Áp thuế tự vệ với phân bón: Chỉ là giải pháp tình thế?

Bộ Công Thương đã chính thức áp biện pháp thương mại tự vệ tạm thời với một số sản phẩm phân bón để bảo vệ sản phẩm trong nước. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp lo ngại rằng, đây chỉ giải pháp mang tính chất tình thế.

Sau một thời gian điều tra việc bán phá giá phân bón trên thị trường, ngày 19/8/2017, Bộ Công Thương đã chính thức áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với một số sản phẩm phân bón nhập khẩu vào Việt Nam. Theo đó, mức thuế tự vệ tạm thời là 1.855.790 đồng/tấn.
[caption id="attachment_79012" align="aligncenter" width="650"] Nhiều chuyên gia cho rằng, việc áp thuế tự vệ chỉ là giải pháp mang tính chất tình thế mà thôi.[/caption]

Biện pháp tự vệ tạm thời được áp dụng trong khoảng thời gian không quá 200 ngày kể từ ngày có hiệu lực. Biện pháp này sẽ chấm dứt vào ngày 6/3/2018 hoặc Bộ Công Thương có quyết định áp thuế tự vệ chính thức.

Về chính sách áp thuế tự vệ với mặt hàng phân bón, ông Nguyễn Hạc Thúy - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam, đánh giá việc áp thuế tự vệ thương mại chỉ là giải pháp tạm thời mang tính chất tình thế.

“Đây chính là giải pháp tình thế tốt bởi nó có tác dụng lớn với các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước, giúp bảo vệ phân bón trong nước. Về lâu dài, nếu muốn giải quyết triệt để vấn đề lợi ích cho cả doanh nghiệp và nông dân thì phải sửa đổi Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế. Vì áp dụng theo luật này đã vô tình làm các sản phẩm phân bón nhập khẩu đã rẻ càng rẻ hơn. Trong khi đó, các mặt hàng phân bón trong nước của một số doanh nghiệp như Công ty Cổ phần DAP - Vinachem (Hải Phòng), Công ty Cổ phần DAP số 2-Vinachem (Lào Cai), Đạm Ninh Bình và Đạm Hà Bắc… lại có giá thành đắt hơn so với các dòng phân bón nhập khẩu”, ông Thúy nói.

Đồng quan điểm với ông Thúy, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng việc áp dụng biện pháp thuế tự vệ đối với mặt hàng phân bón chỉ là giải pháp mang tính chất tình thế.

“Trước mắt, việc áp thuế tự vệ sẽ giúp ngành phân bón trong nước ổn định sản xuất, cạnh tranh với hàng nhập khẩu. Theo đó, người dân cũng sẽ được hưởng lợi giá rẻ khi mua các sản phẩm phân bón sản xuất trong nước nhưng việc này cũng tạo ra một số lo ngại nhất định. Nhưng về lâu dài, chúng ta không thể tiếp tục áp thuế tự vệ với mặt hàng phân bón mãi được”, ông Thịnh nói.

Theo ông Thịnh, việc áp thuế tự vệ chỉ giúp các doanh nghiệp trong nước ở một khoảng thời gian nhất định, về lâu dài, các doanh nghiệp này phải thay đổi phương thức sản xuất, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.

“Đây chỉ là giải pháp tình thế nên về lâu dài nếu bản thân các doanh nghiệp trong nước không chịu thay đổi mà xem thuế tự vệ như "đũa thần" có thể giúp họ thoát khỏi "vũng lầy" đó sẽ là quan điểm rất sai lầm. Về lâu dài, có thể họ sẽ bị phụ thuộc hoàn toàn vào hàng nhập khẩu hoặc sẽ phải nhường lại thị trường sản xuất trong nước cho doanh nghiệp FDI, những doanh nghiệp luôn tìm tòi và thay đổi", ông Thịnh nói.

Tags:

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video