Ấn Độ lập quỹ đất gần 500.000 ha đón công ty rút khỏi Trung Quốc

Ấn Độ đang lập một quỹ đất lớn để thu hút các doanh nghiệp rời khỏi Trung Quốc. Xu thế này đang tăng sau dịch Covid-19 khởi phát từ đây.

Tổng cộng 461.589 ha đất đã được chọn ra trên toàn Ấn Độ để dành cho doanh nghiệp rời khỏi Trung Quốc, trang Economic Times của nước này dẫn lời một số nguồn thạo tin. Nếu so sánh, diện tích trên gần gấp rưỡi Hà Nội, có diện tích 335.860 ha.

Trong đó, khoảng 115.131 ha đã là đất công nghiệp ở các bang như Gujarat, Maharashtra, Tamil Nadu và Andhra Pradesh.

Đất đai là một trong những rào cản lớn nhất cho doanh nghiệp muốn đầu tư vào Ấn Độ. Thủ tướng Narendra Modi đang làm việc với các bang để thay đổi điều này, giữa lúc các nhà đầu tư đang muốn giảm lệ thuộc vào Trung Quốc sau dịch bệnh và sự gián đoạn chuỗi cung ứng từ Trung Quốc.

Chính phủ Ấn Độ đã yêu cầu các đại sứ quán ở nước ngoài tìm các công ty để mời gọi. Đa phần các công ty muốn đầu tư vào Ấn Độ hiện nay là từ Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc và Trung Quốc.

An Do lap quy dat gan 500.000 ha don cong ty rut khoi Trung Quoc hinh anh 1 WireAP_bd93c919b0d8479d9dcd827142b88163_16x9_992_ap.jpg

Người Ấn Độ xếp hàng mua rượu sau khi cửa hàng rượu mở lại vào ngày 3/5 ở Gauhati. Ảnh: AP.

Hiện tại, các nhà đầu tư muốn lập nhà máy ở Ấn Độ thường bị trì hoãn bởi việc thương lượng mua lại các mảnh đất nhỏ với chủ đất.

Với việc cấp đất, Ấn Độ đang muốn thúc đẩy đầu tư vào nền kinh tế vốn đã tăng trưởng chậm từ trước đại dịch, nay đang có nguy cơ bị giảm sản lượng do lệnh phong tỏa toàn quốc, theo Economic Times.

Theo Zing

Bắc Ninh thu hút gần 2 tỷ USD vốn FDI trong quý 1/2025

Sáng 31/3, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội nghị trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 23 doanh nghiệp và 1 doanh nghiệp thỏa thuận đầu tư mở rộng dự án với tổng số vốn gần 1,1 tỷ USD.

Thu hút đầu tư nước ngoài khởi sắc

Không ngừng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, ba tháng đầu năm 2025, hai tỉnh: Bắc Ninh, Hà Nam và thành phố Hải Phòng tiếp tục thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường.

Video