4 mục tiêu quan trọng của APEC 2017

Ngày 8/12, tại phiên khai mạc Hội thảo về các ưu tiên của Năm APEC 2017, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã nêu ra 4 mục tiêu quan trọng của APEC.

[caption id="attachment_44239" align="aligncenter" width="640"]Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho rằng, APEC đang đối mặt với nhiều thách thức lớn. Ảnh: VOV Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho rằng, APEC đang đối mặt với nhiều thách thức lớn. Ảnh: VOV[/caption]

Theo Phó Thủ tướng, trong 27 năm hình thành và phát triển, APEC đã chứng tỏ được sức sống mãnh liệt của mình, nhất là vào những thời điểm khó khăn.

Phó Thủ tướng đề nghị các đại biểu tham dự hội thảo cần tập trung thảo luận để xác định những ưu tiên cho APEC trong năm 2017 trên cơ sở phát huy những kết quả đạt được tại Peru và trong những năm trước để tiếp tục thúc đẩy những nỗ lực chung, nhất là thực hiện các chiến lược của APEC về tăng trưởng chất lượng, kết nối và năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ.

Năm APEC 2017 cần tiếp nối những nỗ lực dài hạn trên, trong đó tập trung vào những lĩnh vực mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và doanh nghiệp.

Trước hết, APEC cần thúc đẩy tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm, trong đó cách cơ cấu cần là ưu tiên của APEC nhằm thúc đẩy tăng năng suất, tăng trưởng sáng tạo và thu hẹp khoảng cách phát triển; tăng cường khả năng thích ứng trước những biến động và cú sốc về kinh tế, tài chính, cũng như trước thiên tai và dịch bệnh.

Thứ hai, APEC cần đẩy mạnh kết nối và hội nhập khu vực sâu rộng.

Thứ ba, bước vào kỷ nguyên số, APEC cần hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs) tăng cường năng lực cạnh tranh, sáng tạo và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Chiếm hơn hơn 97% tổng số doanh nghiệp trong khu vực, MSMEs là động lực quan trọng cho tăng trưởng và tạo việc làm.

Thứ tư, trước những tác động chưa từng có của biến đổi khí hậu, các nền kinh tế APEC cần tăng cường an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững; thúc đẩy chuyển giao và áp dụng công nghệ mới nhằm tăng năng suất, chất lượng và tính bền vững của nông nghiệp. Đặc biệt, APEC cần thúc đẩy thương mại và đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, thúc đẩy phát triển nông thôn sáng tạo và bao trùm.

Trong một thế giới đầy biến động, APEC cần tăng cường vai trò là cơ chế khởi xướng ý tưởng và động lực cho tăng trưởng kinh tế và hội nhập; khẳng định vai trò tầm toàn cầu trong điều phối các liên kết kinh tế khu vực đa tầng nấc; ủng hộ hệ thống thương mại đa phương mở, minh bạch và bao trùm.

Phó Thủ tướng cho rằng đây là thời điểm để APEC cùng nhau xây dựng tầm nhìn cho APEC sau năm 2020, vì một “Quan hệ đối tác châu Á – Thái Bình Dương vì phát triển bền vững và bao trùm trong thế kỷ 21” – một quan hệ đối tác thiết thực vì hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới.

Theo Thụy Du DĐDN

Tags:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video