4 kiến nghị nhằm phát triển dịch vụ Logistics vùng Đông Nam Bộ đến năm 2025

Tại Diễn đàn Đông Nam Bộ 2017 diễn ra chiều 26/9, ông Nguyễn Duy Minh - Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch Cty CP Giao nhận tiếp vận quốc tế (InterLOG), Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) đã đưa ra 4 kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ Logistics vùng Đông Nam Bộ đến năm 2025.

[caption id="attachment_69623" align="aligncenter" width="600"] Ông Nguyễn Duy Minh - Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch Cty CP Giao nhận tiếp vận quốc tế (InterLOG), Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA)[/caption]

Ông Minh cho biết, vùng Kinh tế Đông Nam Bộ là động lực chính và quan trọng nhất của nền kinh tế Việt Nam.

Vùng kinh tế Đông Nam Bộ sở hữu cụm Cảng Số 5 bao gồm Cảng TP.HCM và Cảng nước sâu. Cái Mép Thị Vải đóng vai trò cửa ngõ giao thương số 1 của quốc gia và hiện tại đang cần sự phối hợp của TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu để chuyển đổi  hành vi giao nhận xuất nhập khẩu của chủ hàng xuất nhập khẩu cùng các nhà cung cấp dịch vụ logistics sao cho hài hòa luồng hàng xuất nhập khẩu, chia sẻ bớt cho CMTV bằng đường bộ (phạm vi từ Đồng Nai đổ về Bà Rịa - Vũng Tàu là trước hết) để chia sẻ bớt gánh nặng cho Cảng Cát Lái.

Việc phân phố hài hòa lượng hàng hóa xuất nhập khẩu giữa CMTV và Cảng Cát Lái – Hệ thống ICD tại TP HCM được phân bổ hài hòa việc lưu thông cho cả đường thủy và đường bộ sẽ góp phần làm giảm chi phí logistics, tăng nhanh thời gian giao hàng, phát huy hiệu quả của các Cảng và ICD, tăng sự hài lòng của các nhà sản xuất.

Cũng theo ông Minh, vùng kinh tế Đông Nam Bộ đã và đang hình thành các dòng hàng hóa lớn như những mạch máu chính của nên kinh tế kết nối các cửa ngõ quốc tế như Sân bay Tân Sơn Nhất, Cảng Cát Lái, Cụm Cảng CMTV. Đó là luồng hàng từ Cao Nguyên – TP HCM, luồng hàng Phnompenh nối HCM qua Tây Ninh, luồng hàng hóa của Tam giác động lực TP HCM – Bình Dương – Đồng Nai. Vùng kinh tế Đông Nam Bộ còn là cửa ngõ tiếp/trao đổi nhận luồng hàng hóa từ Tây Nam Bộ cũng như từ miền Bắc và miền Trung.

Ở vai trò là Tổng Thư ký VLA, ông Nguyễn Duy Minh cho rằng, không chỉ sự kết nối về hạ tầng giao thông vùng mà là sự kết nối về quy hoạch hạ tầng logistics của cả vùng trong đó quy hoạch về các Trung Tâm logistics theo QĐ 1012 là rất quan trọng xét đến yếu tố hiệu quả logistics cho vùng để thu hút đầu tư và phát triển sản xuất - thương mại.

“Chính vì vị trí trung tâm điều phối về logistics của vùng như vậy nên rất cần 1 cơ quan Nhạc trưởng Vùng để có 1 quy hoạch tổng thể về hạ tầng giao thông vận tải, quy hoạch về hạ tầng logistics (Cảng, Cảng Cạn, Trung tâm logistics, trung tâm logistics hàng không, Depot trung tâm). Công tác quy hoạch càng thống nhất và nhất quá sẽ tối giảm những lưu thông chồng chéo lãng phí và tăng hiệu quả chi phí logistics”. – ông Minh nhìn nhận.

Cũng theo Tổng Thư ký VLA, vùng kinh tế Đông Nam Bộ có 1 lợi thế lớn khác là hầu hết các công ty cung cấp dịch vụ logistics hàng đầu Việt Nam đều đặt trụ sở tại TP HCM và hầu hết các Trường đại học có bộ môn đào tạo về logistics, các cơ sở đào tạo nghề về logistics đều đặt tại TP HCM. Chính vì thế Vùng kinh tế Đông Nam Bộ xứng đáng để Chính phủ quan tâm trọng điểm và hỗ trợ các chính sách ưu tiên để biến Vùng có khả năng cạnh tranh quốc tế.

Ở góc độ Hiệp hội VLA, ông Minh đề xuất Chính phủ quan tâm định hướng cho Vùng những vấn đề sau:

Một là, có quy hoạch hạ tầng giao thông và hạ tầng logistics hiệu quả trên quy mô vùng và hình thành các trung tâm logistics hiện đại mang tầm quốc tế hướng đến tận dụng công nghệ, tối ưu hóa chi phí vận tải, tối ưu hóa di chuyển của các dòng vận tải vật lý.

Hai là, hỗ trợ chính sách mới cho vùng như quý chế khu tự do thương mại Free Trade Zone để tối đa hóa ưu thế của các trung tâm logistics Vùng – thu hút đầu tư lắp ráp và tận dụng linh phụ kiện nội địa tại các Khu Tự do hóa Thương mại này.

Ba là, đột phá vào 1 chuỗi cung ứng ngành hàng để làm tăng giá trị của ngành hàng đó trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Đây la 1 ý tưởng mà HH Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam ( VLA) đã chia sẻ với HH Dệt may VITAS về 1 ý tưởng 1 Tổng kho Bông (cotton ) và tập trung Mua Bông từ Mỹ mang về CMTV lưu trữ để vừa cung ứng toàn bộ Bông cho Việt Nam, Cambodia cũng như có kế hoạch cân đối chi phí vận tải chiều XK hàng hóa dệt may với Mỹ.

Bốn là, hỗ trợ cho Vùng để trở thành 1 Trung tâm đào tạo logistics cho VN và cả khu vực Asean.

“Với vai trò của mình, VLA hiểu rất rõ vai trò của Nhạc trưởng Vùng và hiện đang vận động đề xuất Chính Phủ xem xét bổ sung chức năng logistics cho Ủy ban chỉ đạo quốc gia về ASW, NSW và tạo thuận lợi thương mại để Ủy ban này trở thành Ủy ban chỉ đạo quốc gia về tạo thuận lợi thương mại và Logistics”. – ông Minh nhấn mạnh.

Tags:

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video