3 kiến nghị phát triển đồng bộ ngành công nghiệp ô tô và phụ trợ Viêt Nam

Duy trì và thúc đẩy thị trường ô tô tăng trưởng ổn định và dài hạn, gồm cả việc hạn chế các tác động tiêu cực đến sự phát triển của thị trường. Các chính sách về thị trường cần đảm bảo đối xử công bằng, rõ ràng và có thời gian hợp lý để các doanh nghiệp kịp chuẩn bị kế hoạch kinh doanh.

[caption id="attachment_77302" align="aligncenter" width="600"] Toàn cảnh Diễn đàn VBF.[/caption]

Đó là một trong 3 kiến nghị của ông Toru Kinoshita, Trưởng Nhóm công tác Công nghiệp Ô tô và Xe máy nhằm phát triển đồng bộ ngành công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.

3 thách thức chính

Ông Toru Kinoshita cho rằng, việc sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp ô tô Việt Nam cần phải được đặt trong xu hướng hội nhập chung của khu vực. Việt Nam cần phải nhìn vào 3 yếu điểm sau:

Một là, năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp ô tô và công nghiệp sản xuất linh kiện ô tô còn yếu kém do quy mô sản lượng sản xuất còn ở mức thấp.

Thứ hai, năng lực đảm bảo các yêu cầu về chất lượng/chi phí/giao hàng (QCD) là vấn đề rất lớn đối với các nhà cung cấp của Việt Nam. Trên thực tế, rất ít nhà cung cấp Việt Nam đáp ứng được tiêu chuẩn QCD để tham gia chuỗi cung cấp toàn cầu.

Ba là, Chính phủ cần có các chính sách và cơ chế hợp lý và thực tiễn hơn để thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ.

3 nhóm giải pháp hỗ trợ

Ông Toru Kinoshita nhận định: “Chúng tôi tin rằng, để phát triển công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ ô tô, cần thực hiện giải pháp đồng bộ dựa trên 3 nhóm chính sách trụ cột chính”.

Thứ nhất, nhóm chính sách nhằm duy trì và thúc đẩy thị trường ô tô tăng trưởng ổn định và dài hạn, gồm cả việc hạn chế các tác động tiêu cực đến sự phát triển của thị trường. Các chính sách về thị trường cần đảm bảo đối xử công bằng, rõ ràng và có thời gian hợp lý để các doanh nghiệp kịp chuẩn bị kế hoạch kinh doanh.

Thứ hai, nhóm chính sách hỗ trợ để giảm chênh lệch chi phí sản xuất giữa xe và linh kiện sản xuất trong nước, và xe và linh kiện nhập khẩu dựa trên nguyên tắc đảm bảo đối xử công bằng, minh bạch và phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam.

Ba là, nhóm chính sách và cơ chế phù hợp thực tiễn hơn nhằm thúc đẩy sự phát triển của các nhà cung cấp.

Ngoài ra, về phía cơ quan quản lý Nhà nước, ông Toru Kinoshita kiến nghị, cần mời các nhà cung cấp tham gia Tổ công tác liên ngành (thành lập theo quyết định số 688/QĐ-BCT ngày 6/3/2017 của Bộ Công Thương) và tổ chức các cuộc họp định kỳ về chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ, để từ đó báo cáo Thủ tướng.

Ngoài ra, cũng cần khuyến khích các nhà cung cấp nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam và các doanh nghiệp trong nước mở rộng đầu tư vào sản xuất linh kiện ô tô.

Đối với các nhà cung cấp, ông Toru Kinoshita kiến nghị, các nhà cung cấp cấp 2 hoặc cấp 3 không nên tham vọng “đi tắt” lên thành nhà cung cấp cấp 1 trong ngắn hạn mà nên tập trung đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về QCD. Ngoài ra, các nhà cung cấp nên tham gia các chương trình kết nối cơ sở dữ liệu và kinh doanh, xây dựng thông tin giới thiệu công ty đầy đủ & hấp dẫn.

Ông Toru Kinoshita cũng cho biết: “Chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp các hướng dẫn về việc tuyển chọn nhà cung cấp, các điều kiện tuyển chọn và danh sách các linh kiện chúng tôi có kế hoạch nội địa hóa để các nhà cung cấp tiềm năng cân nhắc. Chúng tôi không phân biệt các nhà cung cấp có vốn nước ngoài hay nhà cung cấp trong nước”.

“Một số nhà sản xuất ô tô có thể hỗ trợ các nhà cung cấp tiềm năng phát triển năng lực quản trị QCD và chuyển giao kiến thức và bí quyết công nghệ để từng bước đạt được yêu cầu của các nhà sản xuất này”, ông Toru Kinoshita cho biết thêm.

Tags:

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video