20.000 tỷ đồng đầu tư vào hạ tầng y tế giai đoạn 2017-2020

Dự kiến kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ (TPCP) giai đoạn 2017-2020 bố trí cho 14 dự án.

Theo báo cáo của Chính phủ, dự kiến kế hoạch vốn TPCP giai đoạn 2017-2020 bố trí cho 14 dự án, trong đó có 7 dự án của Bộ Y tế dự kiến bố trí 6.250 tỷ đồng, 6 dự án của các địa phương dự kiến bố trí 8.290 tỷ đồng và 1 dự án xây mới 5 bệnh viện tuyến trung ương và tuyến cuối đặt tại TP.HCM
Các dự án của Bộ Y tế được rót vốn TPCP gồm: Dự án cải tạo, nâng cấp Bệnh viện K cơ sở I, II; Trung tâm ung bướu Bệnh viện E; Bệnh viện bệnh nhiệt đới TW giai đoạn 2; Bệnh viện Lão khoa TW-cơ sở 2; Bệnh viện Phụ sản TW-cơ sở 2; Bệnh viện chấn chương chỉnh hình TW Cần Thơ; Bệnh viện Nội tiết TW Tp Hồ Chí Minh)

6 dự án của các địa phương gồm: Bệnh viện đa khoa 500 giường khu vực Tây Bắc tại tỉnh Sơn La; Bệnh viện đa khoa Trung tâm tỉnh Tiền Giang; Bệnh viện đa khoa tỉnh Trà Vinh; Bệnh viện đa khoa Đồng Tháp, Bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước.

Dự án xây dựng mới 5 bệnh viện tuyến trung ương và tuyến cuối đặt tại TPHCM có nguồn vốn TPCP và vốn đầu tư từ Ngân sách.

Cụ thể, Thủ tướng có Quyết định 125 phê duyệt đề án “Đầu tư xây dựng mới 5 bệnh viện, viện tuyến trung ương và tuyến cuối đặt tại TP.HCM.

Dự kiến kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020 bố trí 20.000 tỷ đồng. Đến nay Đề án đã được bố trí khoảng 11 nghìn tỷ đồng để triển khai đồng loạt 5 dự án theo đúng tiến độ.

Dự kiến đến năm 2018, 05 dự án sẽ hoàn thành, được đầu tư đồng bộ cả cơ sở hạ tầng và trang thiết bị hiện đại, đưa vào khai thác phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Theo báo cáo của Chính phủ, dự kiến đến hết 2020, nguồn vốn TPCP cùng với nguồn vốn đầu tư phát triển tập trung từ Ngân sách Trung ương, nguồn vốn cổ phần hóa đầu tư cho 5 bệnh viện trọng điểm, nguồn vốn hỗ trợ mục tiêu Chương trình mục tiêu Đầu tư phát triển hệ thống y tế địa phương và các nguồn vốn viện trợ khác sẽ bảo đảm tất cả các địa phương đều có bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, các bệnh viện đa khoa trung ương đầu ngành tuyến cuối đều được đầu tư.

5 bệnh viện này góp phần đạt tỷ lệ 26,5 giường bệnh/vạn dân vào năm 2020 đã được Quốc hội thông qua, nâng cao chất lượng dịch vụ khám và điều trị, thực hiện thành công mục tiêu của Đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2013-2020.

Theo NDH

Tags:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video