100 doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam có thể xuất khẩu qua Amazon

Đã có 100 doanh nghiệp đợt đầu tiên được Amazon và Cục XTTM lựa chọn để có thể đăng ký tài khoản cũng như xuất khẩu qua Amazon.

Bộ Công Thương Việt Nam và Amazon đã thống nhất Chương trình hợp tác trong vòng 3 năm (2019-2021) nhằm hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu toàn cầu ; xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp, các sản phẩm của doanh nghiệp trên môi trường thương mại điện tử của Amazon cũng như đào tạo các doanh nghiệp có thể phát triển xuất khẩu qua Amazon.

Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) thông tin, tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử cũng như thương mại số, kinh tế số của Việt Nam dự kiến năm 2030 tăng gần 600 lần so với năm 2003. Vì vậy, trong thời gian tới, công tác xúc tiến xuất khẩu thông qua môi trường thương mại điện tử cũng như kinh tế số là một trong những ưu tiên của Bộ Công Thương nhằm hỗ trợ doanh nghiệp.

100 doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam có thể xuất khẩu qua Amazon - Ảnh 1.

Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương).

Trong những tháng đầu năm 2019, Cục Xúc tiến thương mại đã có những thông báo, khoá tập huấn, công bố thông tin về chương trình hợp tác này. Ngày 11/4 vừa qua, Cục XTTM đã tổ chức phát động chương trình xuất khẩu qua môi trường điện tử của Amazon.Đối với việc hợp tác giữa Cục XTTM và Amazon, ông Phú cho biết, trong suốt năm 2018, Cục XTTM đã có những trao đổi với Amazon và đi đến thoả thuận trong năm 2019, hai phía sẽ hợp tác với nhau và sẽ hỗ trợ hướng dẫn doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến xuất khẩu qua môi trường điện tử của Amazon với 3 nội dung: Xúc tiến xuất khẩu toàn cầu; hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu; cung cấp những khoá đào tạo kỹ năng cho doanh nghiệp.

Đã có 100 doanh nghiệp đợt đầu tiên được Amazon và Cục XTTM lựa chọn để có thể đăng ký tài khoản cũng như xuất khẩu qua Amazon. Từ nay đến cuối năm 2019, Cục XTTM sẽ tiếp tục có những khoá đào tạo như vậy để lựa chọn ra những doanh nghiệp có đủ năng lực xuất khẩu vào Amazon.

“Cục XTTM cùng Amazon đã thống nhất sẽ có chương trình hợp tác trong vòng 3 năm, từ năm 2019-2021. Chương trình này sẽ tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu toàn cầu; xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp, các sản phẩm của doanh nghiệp trên môi trường thương mại điện tử của Amazon; đào tạo các doanh nghiệp có thể phát triển xuất khẩu qua Amazon. Đây là chương trình rất hiệu quả cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam vì thông qua thương mại điện tử, các doanh nghiệp có thể nâng cao kim ngạch xuất khẩu ra thị trường thế giới”, ông Phú nhấn mạnh./.

Theo Nguyễn Quỳnh (VOV)

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video