'Vết đen' khó gột rửa của YouTube Kids: Cựu Chủ tịch Hiệp hội Tâm lý Mỹ thốt lên 'thật tàn khốc’!

Bạn nghĩ bạn biết con mình đang xem gì trên YouTube Kids? Một nữ bác sĩ nhi khoa, một người mẹ, đã sốc bởi những gì cô ấy tìm thấy.

Vào mùa hè năm 2018, Tiến sĩ Free N. Hess, bác sĩ nhi khoa làm việc tại Florida, Mỹ, kể về những clip rùng rợn cô vô tình phát hiện trên YouTube Kids.

Hess, người sáng lập trang web về an toàn cho trẻ em PediMom, nhìn thấy đoạn clip khi đang ngồi chăm sóc con trai bị chảy máu cam.

Theo Today.com, Hess đã sốc khi thấy video hoạt hình "Splatoon" mà con trai mình đang xem bị gián đoạn. Trong tám giây gián đoạn, video hiển thị hình ảnh một người đàn ông trưởng thành bước lên màn hình và nói với khán giả là "Này các em nhỏ…". Sau đó, video mô tả bằng hình ảnh cách rạch cổ tay. Người đàn ông sau đó bỏ đi và phim hoạt hình lại tiếp tục.

"Tôi đã sốc", Hess nói với Washington Post. Kể từ đó, cảnh này đã được ghép vào nhiều video "Splatoon" nổi tiếng khác trên YouTube và YouTube Kids, Hess kể.

Người mẹ choáng váng đã viết một bài đăng trên blog về trải nghiệm của mình. Hess cùng và cộng đồng trực tuyến của cô đã khiếu nại video cho đến khi YouTube Kids gỡ video xuống.

Ngoài ra, bác sĩ Hess cũng kể về các video khác mà cô dễ dàng tìm thấy trên YouTube Kids, thể hiện các phương pháp tự tử khác nhau, tất cả đều được đưa vào các video thu hút trẻ em.

 Vết đen khó gột rửa của YouTube Kids: Cựu Chủ tịch Hiệp hội Tâm lý Mỹ thốt lên thật tàn khốc’! - Ảnh 1.

"Tôi nghĩ rằng con cái của chúng ta đang đối mặt với một thế giới hoàn toàn mới với mạng xã hội và truy cập Internet... Những video như thế này khiến chúng gặp nguy hiểm"...

Các nội dung mà Hess tìm thấy là: video mô tả một vụ xả súng ở trường học, một phim hoạt hình xoay quanh nạn buôn người, một video kể về một đứa trẻ tự tử bằng cách đâm dao, và một đứa trẻ khác cố gắng tự tử bằng cách treo cổ.

Tôi nghĩ điều này cực kỳ nguy hiểm đối với con cái của chúng ta", Hess nói với Washington Post. "Tôi nghĩ rằng con cái của chúng ta đang đối mặt với một thế giới hoàn toàn mới với mạng xã hội và truy cập Internet. Những điều này thay đổi cách chúng lớn khôn và cách chúng phát triển. Tôi nghĩ những video như thế này khiến chúng gặp nguy hiểm".

Theo YouTube, ứng dụng YouTube Kids được thiết kế để trở thành một nơi thân thiện với gia đình để trẻ em khám phá sở thích của mình. Các video có trên YouTube Kids được chọn thông qua sự kết hợp giữa: máy móc có sự giám sát của con người, ý kiến ​​đóng góp của người dùng và đánh giá của con người.

Tuy nhiên, nếu cha mẹ cho phép bật chức năng tìm kiếm, trẻ có thể truy cập hàng triệu video YouTube Kids ngoài màn hình chính của chúng. Bằng cách tắt chức năng tìm kiếm, cha mẹ có thể hạn chế quyền truy cập của trẻ vào một nhóm video hạn chế hơn.

 Vết đen khó gột rửa của YouTube Kids: Cựu Chủ tịch Hiệp hội Tâm lý Mỹ thốt lên thật tàn khốc’! - Ảnh 2.

YouTube.com không dành cho trẻ em dưới 13 tuổi.

Nhưng YouTube.com không dành cho trẻ em dưới 13 tuổi và trẻ em dưới độ tuổi đó không được phép tạo hoặc sở hữu tài khoản người dùng.

Hess kêu gọi YouTube cần phải làm nhiều hơn nữa để giữ an toàn cho trẻ em. "Tôi không biết YouTube Kids có phải là một nền tảng an toàn cho trẻ em hay không nữa, vì nếu tôi dễ dàng tìm thấy nội dung không phù hợp và đáng sợ, tôi không biết liệu tôi có thể giới thiệu ứng dụng này cho các bậc cha mẹ", cô nói.

Tình huống "tàn khốc"

Nadine Kaslow, cựu Chủ tịch Hiệp hội Tâm lý Mỹ, nói với Washington Post rằng đây là một tình huống "tàn khốc", trong đó "những kẻ xấu đang nhắm vào trẻ em và khuyến khích trẻ em tự sát".

Kaslow đang giảng dạy tại trường y của Đại học Emory. Cô cho rằng một số trẻ em có thể bỏ qua nội dung video tiêu cực nhưng những trẻ khác, đặc biệt là những trẻ dễ bị tổn thương hơn, có thể bị cuốn hút.

[Đọc thêm: Bà mẹ trẻ thú nhận "có suy nghĩ tiêu cực làm hại con", rung lên hồi chuông cảnh báo về trầm cảm sau sinh ]

Kaslow cho biết những video như vậy có thể khiến trẻ em gặp ác mộng, kích hoạt ký ức xấu về những người gần gũi với chúng mà tự sát, hoặc thậm chí khuyến khích tự sát, mặc dù một số trẻ có thể còn quá nhỏ để hiểu được hậu quả.

 Vết đen khó gột rửa của YouTube Kids: Cựu Chủ tịch Hiệp hội Tâm lý Mỹ thốt lên thật tàn khốc’! - Ảnh 3.

Phụ huynh nên giám sát những gì con cái họ làm trên mạng và các công ty công nghệ nên đảm bảo loại bỏ những nội dung đó

Kaslow nói rằng phụ huynh nên giám sát những gì con cái họ làm trên mạng và các công ty công nghệ nên đảm bảo loại bỏ những nội dung đó. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa đủ.

"Tôi không nghĩ chỉ gỡ video xuống là xong", cô nói. "Đối với những đứa trẻ đã xem, chúng có thể không quên được".

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, các yếu tố nguy cơ liên quan đến tự tử có thể bao gồm các rối loạn tâm thần như trầm cảm lâm sàng, từng nỗ lực tự sát trước đó, rào cản trong việc tiếp cận điều trị sức khỏe tâm thần, bệnh tật và cảm giác vô vọng hoặc cô lập.

(Nguồn: Today, Washington Post)

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Chuyện ít biết về ca khúc vượt mốc 2 tỷ lượt xem trong đại lễ 30/4 năm nay

Gần đây, ca khúc “Viết tiếp câu chuyện hòa bình” bất ngờ gây sốt trên mạng xã hội, vượt 2 tỷ lượt xem (tổng số lượt xem trên các nền tảng như YouTube, Facebook, TikTok…). Bài hát mang giai điệu hào hùng, là lời tri ân của thế hệ trẻ đối với cha ông, những người có công lao lớn trong công cuộc giữ nước.

Tái hiện hoạt cảnh Ngự Trà Hoàng Cung

Hòa chung không khí cả nước hướng đến Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước và năm Du lịch quốc gia 2025 với chủ đề "Huế - Kinh đô xưa, Vận hội mới" gắn với Festival Huế 2025 “Di sản Văn hóa với hội nhập và phát triển, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp cùng Thương hiệu Đôi Dép và Nam A Bank phục dựng nghi thức và tái hiện hoạt cảnh nhà vua mở tiệc trà chiêu đãi quần thần.

Video