'Tấn công Huawei là sai lầm lớn của Tổng thống Trump'

Cấm Huawei can thiệp vào mạng lưới của Mỹ là quyết định hợp lý. Tuy nhiên tìm cách dồn Huawei vào đường cùng thì không hề hợp lý, theo Bloomberg.

Trong lúc đối đầu với Trung Quốc cả về thương mại và an ninh quốc gia, Mỹ đã tích tụ nhiều mối bất bình chính đáng và cả những vũ khí để có thể sử dụng. Điều đó không đồng nghĩa họ nên sử dụng tất cả những vũ khí mình có.

Thứ “vũ khí hạt nhân” mà Mỹ nhắm đến Huawei là một ví dụ. Tuần trước, Bộ Thương mại Mỹ đã liệt kê Huawei và 70 chi nhánh của họ vào một bản danh sách đen, và mọi nhà cung cấp Mỹ muốn làm việc với họ đều phải xin giấy phép.

Cả sản phẩm smartphone lẫn thiết bị viễn thông của Huawei đều phụ thuộc vào các linh kiện từ Mỹ, trong đó có những linh kiện bán dẫn cao cấp. Nếu lệnh cấm này được giữ nguyên, nó có thể dẫn một trong những công ty lớn nhất Trung Quốc, với hơn 180.000 nhân viên, vào đường cùng.

'Tan cong Huawei la sai lam lon cua Tong thong Trump' hinh anh 1
Theo quan điểm của Bloomberg, tấn công Huawei là một chiến lược sai lầm. Ảnh: Getty.

Đây sẽ là một sai lầm nghiêm trọng, theo Bloomberg. Mỹ từ lâu đã coi Huawei là mối an ninh quốc gia. Có những bằng chứng và lý do hợp lý để tin rằng việc cho Huawei tham gia vào mạng lưới của Mỹ có thể ảnh hưởng đến an ninh, an toàn quốc gia.

Mỹ đã làm đủ những bước để cản trở Huawei làm điều đó. Tiến thêm một bước và quyết khiến cho công ty này ngừng hoạt động vừa là một nỗ lực không cân xứng, lại vừa thiếu khôn ngoan.

Đầu tiên, lệnh cấm này sẽ gây thiệt hại cho nhiều bên liên quan. Những công ty không có lỗi, như các công ty Mỹ cung cấp cho Huawei, sẽ bị thiệt hại, chi phí tăng cao. Trung Quốc lúc này sẽ dồn toàn lực để đạt được tiến bộ công nghệ.

Nếu như coi đây là chiến lược đàm phán thì nó lại càng vô lý. Những quan chức Mỹ đều khẳng định việc cấm Huawei không liên quan gì đến đàm phán thương mại đang bế tắc giữa 2 nước, nhưng rõ ràng cách làm của ông Trump cho thấy ông muốn sử dụng Huawei như một đòn bẩy trong quá trình đàm phán, giống như ông đã sử dụng ZTE năm 2018.

Việc làm của Tổng thống Trump có thể tạo nên một tiền lệ không đáng có, thậm chí là phản tác dụng: nó khiến cho Trung Quốc chẳng còn nhiều mục đích để đi tới thỏa thuận.

'Tan cong Huawei la sai lam lon cua Tong thong Trump' hinh anh 2
Không có mục đích cụ thể, việc tấn công Huawei có thể dẫn tới nhiều hậu quả không mong muốn với Mỹ. Ảnh: Getty.

Tệ hơn, nó sẽ khiến cho quá trình đàm phán giữa hai bên đi lệch hướng. Đàm phán thương mại giữa hai quốc gia không chỉ để tăng trưởng hợp tác thương mại, mà còn để đảm bảo mối quan hệ vững chắc giữa 2 quốc gia đứng đầu thế giới. Mặc dù căng thẳng là không tránh khỏi, một mối quan hệ thương mại tốt đẹp sẽ giúp cho 2 nước nhận ra lợi ích từ việc hợp tác.

Ngược lại, việc nhắm thẳng vào Huawei chỉ làm hình ảnh nước Mỹ xấu đi và khiến cho phái diều hâu nghĩ rằng xung đột là không thể tránh khỏi. Đối với người dân Trung Quốc, quyết định này sẽ khiến họ suy nghĩ rằng Mỹ đang cố tình kiềm chế nền kinh tế Trung Quốc.

Chỉ xét riêng thì quyết định này cũng có thể thất bại. Để hiệu quả, việc tấn công Huawei cần nằm trong một chiến lược rộng hơn với cái kết đã được định sẵn. Khó có thể thấy điều đó ở đây. Liệu Mỹ có muốn đánh sập nền công nghệ Trung Quốc? Hay Mỹ muốn chỉ rõ cho Trung Quốc vị thế của họ? Quyết định này có phải để những nhà cung cấp từ nước khác hưởng lợi, mở ra xung đột hay khép lại xung đột?

Khi không có một mục tiêu cụ thể, ông Trump có thể tạo cho các đồng minh của Mỹ cảm giác bị bỏ rơi, gây hấn với người Trung Quốc và tăng khả năng xung đột.

Mỹ cần một kế hoạch lớn hơn để tồn tại cùng Trung Quốc. Điều đó bao gồm xây dựng những hình thức phòng thủ, tận dụng lợi thế cạnh tranh, hợp tác với đồng minh để đảm bảo Trung Quốc làm theo luật pháp, và đưa ra những điều luật để tránh các hành vi bất thường.

Cố tình tấn công Huawei, ngược lại, giống như một tính toán sai lầm với khả năng để lại hậu quả nghiêm trọng.

Theo Bloomberg

Thúc đẩy nền kinh tế xanh và bền vững

Theo các chuyên gia, ôtô điện chính là xu hướng tất yếu của thời đại với quá trình “xanh hóa” nền kinh tế. Sự chuyển đổi sang xe điện đã và đang thúc đẩy sự phát triển công nghệ trong lĩnh vực ôtô bao gồm pin, hệ thống điều khiển cùng những công nghệ khác liên quan xe thông minh.

Rêu sa mạc có thể mở đường cho sự sống trên Sao Hỏa

Một nhóm nhà khoa học Trung Quốc vừa giải mã thành công cơ chế chịu lạnh của Syntrichia caninervis - một loài rêu sa mạc có khả năng sống sót trong điều kiện khắc nghiệt và thậm chí có thể đóng vai trò quan trọng trong công cuộc “cải tạo Sao Hỏa” trong tương lai.

Các nhà khoa học phát triển một công nghệ tạo ra thực phẩm thông minh

Các nhà khoa học từ Đại học Tổng hợp Liên bang Bắc Kavkaz (NCFU) đã phát triển một phương pháp bào chế vi nang để đưa vitamin, lợi khuẩn và các chất có lợi khác trực tiếp vào ruột. Theo dịch vụ báo chí của trường đại học, công nghệ này sẽ làm cho thực phẩm có thêm dưỡng chất, các thành phần và nguyên tố vi lượng hữu ích.

Ấn Độ đạt cột mốc 'lịch sử' trong sứ mệnh ghép nối không gian

Ấn Độ đã ghi dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử khám phá vũ trụ của nước này khi thực hiện thành công nhiệm vụ ghép nối hai vệ tinh trên quỹ đạo. Đây là một bước tiến đáng kể đưa Ấn Độ đến gần hơn với mục tiêu xây dựng trạm không gian và thực hiện sứ mệnh đưa người lên Mặt Trăng.

Video