"Móc túi" đỉnh cao như Apple

Người dùng iPhone bỏ trung bình 138 USD mỗi năm vào app.

Trung bình, người dùng iPhone bỏ ra 138 USD cho ứng dụng vào năm 2020, theo thông tin từ hãng nghiên cứu ứng dụng Sensor Tower. Con số này tăng 38% so với năm 2019. Trong nhiều năm qua, loại ứng dụng được mua nhiều nhất vẫn là game.

Nói không sai khi App Store chính là con gà đẻ trứng vàng của Apple. Số tiền người dùng iPhone tại Mỹ chi cho App Store tăng đều đặn qua từng năm. Chẳng hạn, năm 2015 tổng mức chi của người dùng chỉ là 33 USD/năm. Sang năm kế tiếp, mức này tăng thêm 42% và tiếp tục tăng thêm. Trong 5 năm qua, mức tăng chi tiêu của người dùng iPhone tại Mỹ cho app chưa bao giờ thấp hơn 23%.

Không chỉ người dùng iPhone Mỹ sẵn sàng móc hầu bao cho ứng dụng, thống kê cho thấy số tiền người dùng chi cho phần mềm iOS và Android đạt 111 tỷ USD trong năm 2020, tăng 30% so với năm 2019. Xu hướng này tiếp tục tăng. Theo báo cáo của App Annie, số tiền người dùng chi cho ứng dụng đạt mức cao kỷ lục trong quý đầu 2021.

Móc túi đỉnh cao như Apple - Ảnh 1.

Mức chi cho ứng dụng trên App Store liên tục tăng trong những năm gần đây.

Trong năm 2020, khi nhiều công ty điêu đứng vì đại dịch thì một số dịch vụ của Apple hưởng lợi lớn. Hàng triệu người dùng Mỹ dành cả năm 2020 ở trong nhà để tuân thủ quy định giãn cách xã hội. iPhone, iPad với game và các ứng dụng giải trí nằm trong các thú vui tiêu khiển của họ. Do đó, mức chi cho game, ứng dụng tăng mạnh.

Trong đó, game vẫn là nguồn thu chính. Cụ thể, mức chi cho game di động trên mỗi thiết bị chứng kiến tốc độ tăng bùng nổ trong năm 2020, từ 53,8 USD năm 2019 lên 76,8 USD năm 2020. Mức tăng ghi nhận là 43%. Trong khi đó, số chi tiêu cho các ứng dụng giải trí tăng lên 10,2 USD, mức tăng là 26%.

138 USD cho ứng dụng mỗi năm là con số cực lớn. Nên nhớ, người dùng đã phải bỏ xấp xỉ cả nghìn USD cho những chiếc iPad hay iPhone trước đó.

Tham khảo nguồn: Cult of Mac

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Lần thứ ba Việt Nam trở thành thành viên Ủy ban liên Chính phủ Công ước UNESCO 2005: Văn hóa luôn là một trong những trụ cột của phát triển bền vững tại Việt Nam

Trong những thập niên đầu của thế kỷ 21, sự bùng nổ của internet, các phương tiện truyền thông… là điều kiện thuận lợi diễn ra quá trình toàn cầu hóa. Bên cạnh cơ hội quảng bá bản sắc văn hóa của các dân tộc, toàn cầu hóa đem đến tác động tiêu cực đối với những giá trị truyền thống cũng như làm gia tăng tính ngoại lai trong hoạt động và dịch vụ văn hóa.

Nam A Bank tiếp tục đồng hành TOP 2 Miss Cosmo Vietnam 2025 trên hành trình lan tỏa giá trị cộng đồng

Với vai trò Ngân hàng chính thức của Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2025 – Miss Cosmo Vietnam 2025, Nam A Bank đã trao tặng thẻ tín dụng Nam A Bank Visa Platinum đến Tân Hoa hậu, Á hậu, các giải thưởng phụ và Top 5 chung cuộc. Đồng thời, Ngân hàng sẽ tiếp tục sát cánh cùng tân Hoa hậu, Á hậu trên hành trình đương nhiệm sắp tới.

Phát triển công nghiệp văn hóa âm nhạc dân tộc Việt Nam

Âm nhạc dân tộc Việt Nam là một tiềm năng kết nối cộng đồng, thúc đẩy sự giao lưu văn hóa bằng nhiều sự kiện hấp dẫn trong và ngoài nước. Để lan tỏa, bảo tồn và phát huy giá trị âm nhạc truyền thống của 54 dân tộc anh em, hiện có nhiều liên kết giữa các tỉnh, địa phương, lớn hơn là Việt Nam và quốc tế.

Thúc đẩy du lịch Việt Nam thông qua điện ảnh

Điện ảnh có vai trò như một “sứ giả văn hóa và du lịch” - không chỉ truyền tải vẻ đẹp thiên nhiên, lịch sử, con người, mà còn thúc đẩy đối thoại, hợp tác và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia.

Video