Vụ siêu tàu mắc kẹt tại Suez vẫn ảnh hưởng nặng nề đến vận tải hàng hóa toàn cầu ra sao?

Hiện nay, các cảng trên khắp thế giới hiện vẫn đang cố gắng giải phóng những container hàng bị dồn ứ suốt từ ngày 23/3/2021 – ngày đầu tiên siêu tàu Ever Given mắc kẹt.

Vụ siêu tàu mắc kẹt tại Suez vẫn ảnh hưởng nặng nề đến vận tải hàng hóa toàn cầu ra sao?

1 tháng sau khi siêu tàu Ever Given bị mắc kẹt tại kênh đào Suez ở Ai Cập và gây gián đoạn hoạt động vận tải toàn cầu trong vòng 1 tuần, ngành vận tải toàn cầu hiện vẫn đang chịu ảnh hưởng nặng nề.

Hiện nay, các cảng trên khắp thế giới hiện vẫn đang cố gắng giải phóng những container hàng bị dồn ứ suốt từ ngày 23/3/2021 – ngày đầu tiên siêu tàu Ever Given mắc kẹt. Kênh đào Suez là tuyến đường vận chuyển hàng hóa chính giữa phương Đông và phương Tây.

Thế nhưng ngay cả từ trước khi vụ việc này xảy ra, ngành vận tải toàn cầu vốn đã đương đầu với tình trạng gián đoạn do đại dịch Covid-19.

Tính từ khi vụ việc con tàu Ever Given xảy ra vào cuối tháng 3/2021, chi phí vận tải hàng hóa toàn cầu đã tăng hơn 10%. Tình trạng này đã buộc các doanh nghiệp buộc phải sử dụng đến vận tải hàng không vốn tiêu tốn chi phí cao hơn và vốn rất chậm. Nguồn cung toàn cầu hiện vẫn đang chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực.

Chi phí vận chuyển hàng hóa bằng container từ Thượng Hải hướng đến bờ Tây nước Mỹ đã tăng lên mức 4.432USD/container 40 feet, theo sàn giao dịch hàng hóa Thượng Hải. Trong khi đó, giá vận tải container từ Thượng Hải đến bờ Đông nước Mỹ đã tăng lên 5.452USD/container 40 feet. Đây là mức chi phí vận chuyển cao nhất tính từ năm 2009.

Chi phí vận tải container hướng đến châu Âu ước tính 4.187/container 20 foot, tăng khoảng 10% so với thời điểm cuối tháng 3/2021. Hiện tại 100 con tàu hiện vẫn đang chờ đợi để vào cảng Rotterdam – Hà Lan, khu vực cảng biển lớn nhất của châu Âu.

Hiện tại, chưa có dấu hiệu nào cho thấy tình trạng tắc nghẽn tại các cảng sẽ sớm dừng lại. Trưởng bộ phận phân tích thương mại tại công ty dữ liệu vận tải Anh VesselsValue – ông Charlotte Cook, cho biết các cảng của thế giới sẽ vẫn tắc nghẽn cho đến qua tháng 5/2021.

Tình trạng tắc nghẽn của ngành vận tải thậm chí còn trở nên tồi tệ hơn khi mà nhiều hoạt động sản xuất đang được khôi phục trở lại sau khoảng thời gian bị gián đoạn kéo dài sau dịch Covid-19. Sản xuất và thương mại tăng trưởng, khối lượng hàng hóa vận chuyển qua container từ châu Á sang Mỹ tăng lên mức cao kỷ lục trong tháng 3/2021.

Không chỉ vậy, việc siêu tàu Ever Given bị mắc kẹt lại diễn ra ở thời điểm mà hoạt động xử lý container tại các cảng của Mỹ vốn đã khó khăn từ trước do thiếu nguồn nhân lực trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn căng thẳng.

Nhiều công ty vận tải trên toàn cầu hiện đang đầu tư mạnh vào các con tàu vận tải container khi mà chi phí vận tải tăng quá cao. Theo tổ chức nghiên cứu Anh Clakrson, số lượng đơn đặt hàng đóng tàu container từ tháng 1 đến tháng 3 năm nay đã lên con số 138, cao hơn hẳn so với tổng số 105 đơn đóng tàu container trong năm 2020.

Tuy nhiên, để các đơn hàng có thể được hoàn tất sẽ cần ít nhất từ 2 đến 3 năm, như vậy tình trạng thiếu tàu container vận chuyển hàng hóa ở hiện tại sẽ không được giải quyết. Việc đặt hàng đóng tàu quá nhiều thậm chí sẽ gây sức ép lên hoạt động của chính các doanh nghiệp vận tải trong tương lai. Có thể kể đến vụ việc phá sản của công ty vận tải Hanjin Shipping của Hàn Quốc vào năm 2016. Công ty đã đặt hàng đóng mới tàu trong khoảng thời gian nhu cầu tăng trưởng tốt tuy nhiên sau đó đã không thể sử dụng hết khi nhu cầu đi xuống.

Trong bối cảnh quá khó vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, nhiều công ty đã chuyển sang vận chuyển hàng bằng đường hàng không và đường sắt. Vụ mắc kẹt của siêu tàu tại Suez đã cho thấy rõ ràng những rủi ro từ việc quá phụ thuộc vào một kênh vận tải duy nhất.

Theo Nhịp sống doanh nghiệp

Thu hút FDI vào Việt Nam đang rất tích cực

Dòng vốn FDI vào Việt Nam trong năm 2023 vẫn tăng trưởng mạnh mẽ trong bối cảnh thu hút FDI trên toàn cầu suy giảm. Thực tế này cho thấy khả năng phục hồi và sức hấp dẫn của Việt Nam dưới con mắt của nhà đầu tư nước ngoài và cũng phản ánh rõ nét môi trường đầu tư nước ngoài thuận lợi tại Việt Nam...

Giải ngân vốn FDI tháng 1/2024 tăng mạnh, đạt 1,48 tỷ USD

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính tới ngày 20/1, tổng vốn đầu tư nước ngoài đạt hơn 2,36 tỷ USD, tăng 40,2% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, 1,48 tỷ USD đã được giải ngân, tăng 9,6% so với cùng kỳ.

Kỳ vọng 'đón sóng' dòng vốn FDI

Việt Nam được các nhà đầu tư quốc tế đánh giá là điểm đến hấp dẫn, an toàn và đang đón “làn sóng” đầu tư, đặc biệt lĩnh vực công nghệ, điện tử, sản xuất linh kiện bán dẫn. Dự báo nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam năm 2024 sẽ duy trì tăng, tương đương hoặc cao hơn năm 2023.

Video