Hơn 1.400 lao động ở lại Hàn Quốc trái phép sẽ bị xử lý tiền ký quỹ

Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, hơn 1.400 lao động ở lại Hàn Quốc trái phép sau khi chấm dứt hợp đồng lao động , hoặc bỏ trốn khỏi nơi làm việc sẽ bị xử lý tiền ký quỹ 100 triệu đồng, nếu không có thông tin phản hồi về Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội trước ngày 21/9.

Hơn 1.400 lao động ở lại Hàn Quốc trái phép sẽ bị xử lý tiền ký quỹ

Lao động cư trú trái phép tại Hàn Quốc nếu không có thông tin phản hồi về Bộ Lao động-hương binh và Xã hội trước ngày 21/9 sẽ bị xử lý tiền ký quỹ

Thực hiện Quyết định 12/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài đi làm việc tại Hàn Quốc (EPS), ngày 24/6 Trung tâm Lao động ngoài nước đã gửi công văn số 432/TTLĐNN-TCLĐ tới Sở Lao động-Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố đồng thời đăng thông báo trên website colab.gov.vn danh sách người lao động thuộc diện xác minh thông tin chấp hành hợp đồng để xử lý khoản tiền ký quỹ 100 triệu đồng.

Theo Trung tâm Lao động ngoài nước, căn cứ vào thông báo của Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc về kết quả chấp hành hợp đồng lao động tại Hàn Quốc theo chương trình EPS và kết quả rà soát tiền ký quỹ của người lao động tại Ngân hàng Chính sách xã hội, danh sách xác minh có 1.750 lao động Việt Nam ở lại Hàn Quốc trái phép sau khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc bỏ trốn khỏi nơi làm việc.

Đến nay đã quá thời hạn 40 ngày làm việc kể từ ngày thông báo, căn cứ kết quả xác minh của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố và người lao động không có phản hồi khác về Trung tâm Lao động ngoài nước, theo quy định trung tâm sẽ thực hiện các thủ tục để xử lý khoản tiền ký quỹ của 1.476 người lao động.

Để xử lý chính xác, chặt chẽ, đảm bảo quyền lợi người lao động, Trung tâm Lao động ngoài nước tiếp tục tiếp nhận các thông tin phản hồi về quá trình chấp hành hợp đồng lao động tại Hàn Quốc của người lao động thuộc danh sách nói trên.

Thông tin phản hồi và các tài liệu liên quan đề nghị gửi về Trung tâm trước ngày 21/9 theo địa chỉ ở Việt Nam: Trung tâm Lao động ngoài nước địa chỉ số 1 Trịnh Hoài Đức, Hà Nội, điện thoại: 024.7303.0199 máy lẻ 113, 117, 119; tại Hàn Quốc: Văn phòng Quản lý lao động Việt Nam theo Chương trình EPS tại Hàn Quốc, điện thoại 024.3936868.

Sau thời hạn ngày 21/9, Trung tâm Lao động ngoài nước sẽ tiến hành xử lý khoản tiền ký quỹ của người lao động theo quy định.

Theo Quyết định số 12/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm ký quỹ đối với NLĐ đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS, từ ngày 15/5/2020, trước khi đi làm việc tại Hàn Quốc người lao động phải ký quỹ 100 triệu đồng để bảo đảm thực hiện đúng hợp đồng, về nước đúng thời hạn sau khi chấm dứt hợp đồng lao động.

Người lao động được hoàn trả tiền ký quỹ (bao gồm cả gốc và lãi) trong các trường hợp: Về nước đúng thời hạn sau khi chấm dứt hợp đồng lao động; người lao động chuyển đổi thị thực cư trú hợp pháp tại Hàn Quốc; người lao động chết hoặc bị mất tích trong thời gian làm việc theo hợp đồng theo quy định pháp luật.

Theo Thu Cúc (Chinhphu.vn)

Xuất khẩu gạo tiếp tục duy trì tăng trưởng cao

Thời điểm hiện tại giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang ở vùng giá thấp nhất trong vòng hơn 6 tháng trở lại đây. Dù đã hạ nhiệt đáng kể so với mức xuất khẩu bình quân kỷ lục trong tháng 2/2024 ở mức 673 USD/tấn, nhưng so với cùng kỳ năm ngoái, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam hiện vẫn đang cao hơn gần 120 USD/tấn…

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Nestlé Việt Nam công bố triển khai hợp tác mô hình dịch vụ gia đình “Cùng MAGGI nấu nên cơ nghiệp”

Trong khuôn khổ thỏa thuận hợp tác “Nestlé đồng hành cùng phụ nữ” giữa Hội LHPN Việt Nam và Công ty TNHH Nestlé Việt Nam, từ năm 2022 đến nay, Mô hình dịch vụ gia đình "Cùng MAGGI nấu nên cơ nghiệp" do nhãn hàng MAGGI thí điểm khởi xướng đã mang đến những hiệu quả tích cực cho hàng ngàn phụ nữ, nhất là phụ nữ nông thôn, có niềm yêu thích và mong muốn khởi nghiệp trong lĩnh vực ẩm thực. Mô hình đã cung cấp kiến thức kinh doanh, giúp nâng cao kỹ năng nấu nướng, hỗ trợ vốn cho nhiều chị em khởi nghiệp, mở mới hoặc nâng cấp quán ăn, từ đó phát triển bản thân, xây dựng mô hình dịch vụ gia đình góp phần phát triển kinh tế gia đình và truyền cảm hứng cho cộng đồng.

Ứng phó với thép nhập khẩu tăng mạnh

Thép nhập khẩu, đặc biệt là thép cuộn cán nóng tràn vào Việt Nam trong thời gian qua đã vượt qua công suất 6,7 triệu tấn sản xuất trong nước.

Xuất khẩu dệt may đang dần lấy lại đà tăng trưởng

3 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam ước đạt 9,5 tỷ USD, tăng 9,62% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, đến thời điểm này, phần lớn các doanh nghiệp dệt may đã có đơn hàng sản xuất đến hết quý 2, thậm chí một số đơn vị đã có đơn hàng đến quý 3/2024...

Video